Friday, May 23, 2008

16 Tan Vang



Kể Lại Về 16 Tấn Vàng VNCH 2 Ngày Kiểm Giao VC Giữ


Câu chuyện thật về 16 tấn vàng đầy huyền thoại của Kho Bạc VNCH đã được tiết lộ bởi chính người ký giấy bàn giao, theo một bài viết trên tờ Tuổi Trẻ hôm Thứ Hai.

Bài viết nhan đề “Câu chuyện 16 tấn vàng tháng 4-1975 -- Kỳ cuối: Người giữ chìa khóa kho vàng” của ông Hùynh Bửu Sơn đã nói rõ về chuyện bàn giao kho tàng.


Tác giả được giới thiệu như sau: “Người giữ chìa khóa kho vàng lúc đó là ông Huỳnh Bửu Sơn - làm việc trong ban lãnh đạo Nha Phát hành Ngân hàng Quốc gia...”



Bài viết trên tờ Tuổi Trẻ trích đoạn như sau:

“...Những ngày đầu tháng 5-1975, tôi vào trình diện tại Ngân hàng Quốc gia ở 17 Bến Chương Dương, thủ đô Sài Gòn cùng các đồng nghiệp khác, chỉ thiếu vắng một vài người. Chúng tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia là chờ phân công tác. Trong khi chờ đợi, mỗi ngày mọi người đều phải có mặt tại cơ quan.

... Tôi đến trình diện tại Ngân hàng Quốc gia và được phân công tác tại Vụ Phát hành và kho quĩ. Những ngày tiếp theo, Ban Quân quản tổ chức học tập tại chỗ ba ngày cho các viên chức ở lại và cấp giấy chứng nhận học tập cải tạo. Lúc đó, giấy chứng nhận này chính là một lá bùa hộ mệnh....

Lần kiểm kê cuối cùng

Vào đầu tháng 6-1975, tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia tiến hành kiểm kê kho tiền và vàng của chế độ cũ, các kho tiền và vàng của Ngân hàng Quốc gia thuộc quyền quản lý của Nha Phát hành, nơi tôi làm việc trong ban lãnh đạo từ năm 1970 với tư cách là kiểm soát viên. Anh giám đốc Nha Phát hành đã đi cải tạo tập trung, do đó trong số người còn ở lại chỉ có tôi là người giữ chìa khóa và anh Lê Minh Kiêm - chánh sự vụ - là người giữ mã số của các hầm bạc.

Việc kiểm kê kho tiền và vàng là việc chúng tôi làm thường xuyên hằng tháng, hằng năm nên cảm thấy không có gì đặc biệt. Chỉ có một điều là tôi biết lần kiểm kê này chắc chắn là lần kiểm kê cuối cùng đối với tôi, kho tiền và vàng sẽ được bàn giao cho chính quyền mới. Tôi không lo âu gì cả vì biết chắc rằng số tiền và vàng nằm trong kho sẽ khớp đúng với sổ sách.

Trong những ngày hỗn loạn, các hầm bạc của Ngân hàng Quốc gia vẫn được chúng tôi quản lý một cách tuyệt đối an toàn. Cần nói thêm là các hầm bạc được xây rất kiên cố với hai lớp tường dày, mỗi lớp gần nửa thước, các cửa hầm bằng thép có hai ổ khóa và mật mã riêng, được thay đổi định kỳ, mỗi cửa nặng trên 1 tấn.

Đại diện Ban Quân quản là một cán bộ đứng tuổi, khoảng 50. Cùng tham gia với ông trong suốt quá trình kiểm kê là một anh bộ đội còn rất trẻ, trắng trẻo, đẹp trai và rất thân thiện. Anh hay nắm tay tôi khi trò chuyện. Sau này tôi mới biết tên anh là Hoàng Minh Duyệt - chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia.

Số vàng đúc lưu giữ tại kho của Ngân hàng Quốc gia vào thời điểm đó gồm vàng thoi và các loại tiền vàng nguyên chất. Có ba loại vàng thoi: vàng thoi mua của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED); vàng thoi mua của một công ty đúc vàng ở Nam Phi - Công ty Montagu; và vàng thoi được đúc tại Việt Nam, do tiệm vàng Kim Thành đúc từ số vàng do quan thuế tịch thu từ những người buôn lậu qua biên giới, phần lớn từ Lào.

Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng 12-14kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng năm, sáu thoi vàng. Nhưng qua năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi.

Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau... Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó. Tất cả số vàng thoi và tiền vàng cổ đều được theo dõi chi tiết từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng, số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận điện toán (computer) của ngân hàng theo dõi định kỳ hằng tháng và hằng năm, hoặc bất cứ khi nào có thay đổi xuất nhập tồn kho.

Chúng tôi thực hiện công tác kiểm kê trong hai ngày liền. Thật ra công việc cũng khá đơn giản. Số giấy bạc dự trữ giữ trong các thùng bằng gỗ thông được niền bằng đai sắt và niêm chì, mỗi thùng ghi rõ mệnh giá, loại giấy bạc, số lượng. Do đó chỉ cần kiểm kê số lượng thùng bạc, các chi tiết tương ứng và đối chiếu với sổ sách được điện toán hóa là biết khớp đúng ngay.

Lúc đó, loại giấy bạc mệnh giá cao nhất chỉ có 1.000 đồng, thuộc xêri mới phát hành, có in hình các con thú hoang dã trong rừng rậm Việt Nam. Ngoài ra vẫn còn tồn kho và tiếp tục phát hành loại giấy bạc nổi tiếng có in hình danh tướng Trần Hưng Đạo, mệnh giá 500 đồng. Tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó (nếu tôi nhớ không lầm) khoảng hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại miền Nam vào thời điểm giải phóng.

Chỉ trong một buổi sáng, chúng tôi đã kiểm kê xong số lượng giấy bạc dự trữ. Việc kiểm kê số vàng chiếm nhiều thời gian hơn vì phải kiểm kê từng thoi vàng một để xem trọng lượng, tuổi vàng và số hiệu có khớp đúng với sổ sách hay không.

Cuộc kiểm kê kết thúc, ai nấy đều vui vẻ thấy số lượng tiền và vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách điện toán từng chi tiết nhỏ. Tôi ký vào biên bản kiểm kê, lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Việc bàn giao tài sản quốc gia cho chính quyền mới đã hoàn tất. Sau chiến tranh, ít nhất đất nước cũng còn lại một chút gì, dù khiêm tốn, để bắt đầu xây dựng lại. Về phía chúng tôi, điều này cũng chứng minh một cung cách quản lý nghiêm túc của những người đã từng làm việc tại Ngân hàng Quốc gia...”

Tác giả Huỳnh Bửu Sơn cũng liệt kê từng tủ và từng Hầm kho tàng. Và cuối bài viết, ông ghi: “Tổng cộng: 1.234 thoi vàng.”

Quynh Hoa Melb Australia on 2006/5/3

Nguoithongtin: Bọn Việt cộng chóp bu Hà Nội ăn cắp chia chác 16 tấn vàng tài sản của nhân dân VN, rồi dùng bộ máy tuyên truyền quốc nội và truyền thông tay sai hải ngoại vu khống: TT Nguyễn văn Thiệu ra đi, mang theo 16 tấn vàng tài sản quốc gia.

TT Nguyễn văn Thiệu: Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm.

30 Thang 4 1975



Từ trên xuống: (1) Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu bị bộ đội CS áp giải từ Dinh Độc Lập sang đài Phát thanh Sài Gòn đọc lệnh đầu hàng. (2) Dương Văn Minh đang ngồi giữa đám bộ đội trước khi đọc lệnh đầu hàng tại Đài Phát thanh Sài Gòn. Người mặc thường phục đứng bên tay phải là sinh viên Nguyễn Hữu Thái. (3) Đại sứ Graham Martin nói chuyện với báo chí trên chiến hạm Blue Ridge vào buổi sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Cuộc di tản vẫn tiếp tục trong đêm cho đến rạng ngày 30 tháng 4, tuy nhiên con số người Mỹ còn lại ở Sài Gòn vẫn còn nhiều. Vào lúc 1 giờ 30 sáng, Ngoại trưởng Kissinger ra lệnh cho Tòa đại sứ Mỹ phải kết thúc việc di tản vào lúc 3 giờ 45 sáng, giờ Sài Gòn, và Đại sứ Martin phải ra đi trên chuyến trực thăng trước chuyến bay cuối cùng. Tuy nhiên đến 3 giờ 45 sáng, vẫn còn có trên 400 người tại toà đại sứ Mỹ trong đó có cả Đại sứ Martin. Vào lúc 4 giờ 20 sáng, Đô Đốc Gayler đã quyết định kết thúc cuộc di tản và tất cả các phi công đều nhận được lệnh như sau: "Đây là lệnh của Tổng Thống Hoa Kỳ và lệnh này phải được chuyển lại bởi bất cứ phi công trực thăng nào liên lạc được với đại sứ Graham Martin. Chỉ có người Mỹ mới được phép di tản và đại sứ Martin phải đáp chuyến trực thăng đầu tiên. Phi cơ chở đại sứ Martin phải phát đi ám hiệu "Tiger, Tiger, Tiger" để báo cho biết rằng ông Martin đã được di tản."

Vào lúc 4 giờ 58 sáng ngày 30 tháng 4, Đại sứ Martin "bị hộ tống" lên trực thăng mang tên là Lady Ace 09, trên chiếc trực thăng này một phân đội Thuỷ Quân Lục Chiến đã được lệnh bắt giữ ông đại sứ để áp tải lên phi cơ nếu ông ta còn chống lại lệnh di tản. Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin đã cố tình cưỡng lại lệnh của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhưng ông lại là ân nhân của một số người Việt Nam vì nếu không có ông thì họ không có may mắn được di tản ra khỏi Sài Gòn trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975. Theo Ngoại Trưởng Kissinger thì Đại sứ Martin đã phối hợp di tản được 6,000người Mỹ và trên 50,000 người Việt Nam ra khỏi Sài Gòn.

Sau khi Đại sứ Martin bị hộ tống lên trực thăng, trong toà đại sứ lúc đó vẫn còn gần 200 người Mỹ mà trong số đó có 170 người là lính Thuỷ Quân Lục Chiến có nhiệm vụ bảo vệ cho chiến dịch di tản. Cuộc di tản vẫn tiếp tục cho đến đúng 7 giờ 53 phút sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì chiếc trực thăng CH-46 cuối cùng mới rời khỏi sân thượng cuả Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn mang theo Trung Sĩ Juan Valdez, người lính Mỹ và cũng là người Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam.

Chuyến phi cơ trực thăng cất cánh khỏi sân thượng của tòa đại sứ Mỹ vào hồi 7 giờ 53 phút sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 này đánh dấu sự kết thúc của chính sách "ủng hộ miền Nam Việt Nam chiến đấu chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản trong vùng Đông Nam Á" của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ qua 5 đời tổng thống: Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon và Ford trong hơn 20 năm. Đối với người Mỹ, cuộc chiến tranh đã chấm dứt nhưng đối với một số người Việt Nam thì cuộc chiến vẫn chưa tàn. Vào ngày 30 tháng 4, có một số chiến sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn tiếp tục chiến đấu dù rằng trong vô vọng.

Dương Văn Minh Ra Lệnh Đầu Hàng

Vào lúc 10 giờ 24 sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, "Tổng Thống" Dương Văn Minh đã đọc nhật lệnh trên đài phát thanh Sài Gòn ra lệnh cho tất cả mọi quân nhân thuộc Quân Lực VNCH phải buông súng đầu hàng. Ông Dương Văn Minh đã tuyên bố như sau:

"Đường lối, chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu của người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu thì ở đó.

"Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam ngưng nổ súng, vì chúng tôi ở đây đang chờ gặp Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào."

"Thủ Tướng" Vũ Văn Mẫu cũng đọc lời kêu gọi mọi tầng lớp dân chúng hãy chào mừng "ngày Hoà Bình cho Dân tộc Việt Nam" và ra lệnh cho mọi công chức phải trở về nhiệm sở. Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tổng Tham Mưu Phó Quân Lực VNCH nhân danh Trung Tướng Vĩnh Lộc, Tổng Tham Mưu Trưởng (vắng mặt), ra lệnh cho tất cả mọi quân nhân các cấp phải nghiêm chỉnh thi hành lệnh cuả "Tổng Thống" Dương Văn Minh về vấn đề hưu chiến.

Dương Văn Minh cũng đưa ra lời kêu gọi những "người anh em bên kia" hãy ngưng mọi hoạt động gây hấn và ông ta nói rằng chính quyền của ông đang chờ đợi được gặp gỡ Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam để cùng thảo luận về "buổi lễ bàn giao quyền hành và để tránh đổ máu cho nhân dân." Dương Văn Minh không hề đề cập đến cũng như không đưa ra lời kêu gọi nào với Cộng sản Bắc Việt, lúc đó dường như ông cố tình làm như không biết việc chính Cộng sản Bắc Việt mới là những người lãnh đạo hàng ngũ những "người anh em bên kia" của ông.

Ông Dương Văn Minh chỉ kêu gọi những "người anh em bên kia" trong cái gọi là "Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam," chắc là ông ta đã nghĩ đến những người lãnh đạo trong cái chính phủ này như Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Bình v.v, nhưng ông ta không biết rằng những người mà ông ta kêu gọi đó không hề có một quyền hành nào, còn những kẻ có quyền hành lúc đó như Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng, Phạm Hùng, ba ủy viên Bộ Chính trị đại diện cho Hà Nội đang thực sự nắm toàn quyền trong chiến dịch Hồ Chí Minh thì ông ta không có đả động tới.

Thượng Tướng Bắc Việt Văn Tiến Dũng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân Bắc Việt và đồng thời cũng là Tư Lệnh Chiến trường Miền Nam Việt Nam lúc đó đang nghe lời kêu gọi cuả Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sài Gòn. Ngay sau đó, thay vì tiến về Sài Gòn để "bàn giao" như lời kêu gọi cuả Dương Văn Minh, Văn Tiến Dũng đã ra lệnh cho "tất cả các quân đoàn, các vùng quân sự và mọi đơn vị các cấp phải tiến càng nhanh càng tốt đến các mục tiêu đã được chỉ định ở sâu trong các đô thị cũng như các tỉnh; kêu gọi địch quân đầu hàng, giao nạp vũ khí và bắt giữ tất cả các sĩ quan từ cấp thiếu tá trở lên; đập tan ngay tức khắc mọi mưu toan kháng cự."

Ông "Tổng Thống" Dương Văn Minh không thể nào biết được rằng trưa ngày hôm đó, Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương đã gửi điện văn số 516/TV ra lệnh cho các cấp lãnh đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh phải "bắt địch đầu hàng vô điều kiện":

"Vấn đề hiện nay là bắt địch đầu hàng không điều kiện chứ không phải cử người thương lượng với địch để ngưng bắn tại chỗ như có nơi đã làm.


Những nơi địch chịu đầu hàng: ta kéo quân vào bắt địch, hạ vũ khí và tước vũ khí của chúng, giải tán quân đội và bộ máy chính quyền của địch, phát động quần chúng truy kích, tiêu diệt bọn gian ác và phản động còn ẩn nấp chống lại ta.


Những nơi địch không chịu đầu hàng: ta cần phát động quần chúng nổi dậy, kêu gọi binh sĩ khởi nghĩa kết hợp với mũi tấn công đánh vào các điểm then chốt của địch, tiêu diệt những đơn vị ngoan cố chống lại ta, buộc chúng phải đầu hàng vkhông điều kiện.

Phải đặc biệt chú ý chiếm lĩnh, khống chế các sân bay không để chúng sử dụng các máy bay để chống lại ta và tẩu thoát."

Ngoài bức điện văn nói trên, chính Võ Nguyên Giáp thay mặt cho Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương cũng đã gửi bức điện văn số 151 ngày 30 tháng 4 năm 1975 gửi cho "anh Sáu" tức là Lê Đức Thọ, "anh Bảy" tức là Phạm Hùng, "anh Tuấn" tức là Văn Tiến Dũng, "anh Tư" tức là Trần Văn Trà và "anh Tấn" tức là Lê Trọng Tấn nội dung như sau:

"Theo ý kiến của Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương,

1. Việc chỉ đạo Uy Ban Quân Quản Sài Gòn-Gia Định (kể cả những mệnh lệnh, tuyên bố) giao cho Trung Ương Cục và Quân Uy Miền phụ trách.

2. Hôm nay sẽ ra một lời kêu gọi của Bộ Chỉ Huy Quân Giải Phóng. Chúng tôi đang dự thảo và cho phát.

3. Có thể dùng Dương Văn Minh để kêu gọi các đơn vị của địch hạ vũ khí, nhưng không phải với tư cách Tổng thống mà chỉ với tư cách một người đã sang hàng ngũ nhân dân.

4. Sẽ tuyên truyền lớn về thắng lợi giải phóng Sài Gòn-Gia Định, nhưng nhấn mạnh cuộc chiến đấu đang tiếp tục nhằm hoàn toàn giải phóng miền Nam. Đã chỉ thị chuẩn bị ngày mừng chiến thắng, sau khi hoàn thành việc giải phóng miền Nam sẽ tổ chức thống nhất cả nước. Anh Tố Hữu sẽ có điện cho các Anh.

5. Mười một giờ đã nhận được tin ta cắm cờ trên Dinh Độc Lập.

Gửi các anh lời chúc đại thắng lợi.

Các anh Bộ Chính Trị rất vui, rất vui ...

VĂN”

Như vậy thì trước khi xe tăng của Cộng sản Bắc Việt ủi cổng sắt- đã được mở rộng- để vào chiếm Dinh Độc Lập, nơi mà ông "Tổng Thống" Dương Văn Minh cùng với các ông "Phó Tổng Thống" Nguyễn Văn Huyền, "Thủ Tướng" Vũ Văn Mẫu cùng với một số nhân viên trong "nội các" của họ để chờ "bàn giao" cho Cộng sản thì các giới lãnh đạo ở Hà Nội đã quyết định không coi ông như là "tổng thống" mà chỉ là "một người đã sang hàng ngũ nhân dân," tức là một kẻ đầu hàng, "đầu hàng không điều kiện" như đã nói trong văn thư số 505 cùng ngày. Các sĩ quan Cộng sản cấp dưới cũng đã nhận được lệnh này cho nên đối với họ thì những người tự nhận là tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng v.v. đang ngồi trong Dinh Độc Lập chỉ là những "phó thường dân," những kẻ đầu hàng mà thôi.

Bởi vậy, vào lúc 12 giờ 15 trưa ngày 30 tháng 4, khi chiến xa mang số 879 của Lữ Đoàn Thiết Giáp 203 cuả quân đội Cộng sản Bắc Việt ủi sập hàng rào sắt tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, "Tổng Thống" Dương Văn Minh "thấy vị sĩ quan Cộng Sản đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, vì không biết cấp bậc của Quân đội Nhân Dân miền Bắc nên ông Minh tưởng rằng đang đứng trước một tướng lãnh cao cấp:

"…Thưa Quan Sáu, tôi đã chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông."

Viên sĩ quan Bắc Việt chỉ huy đoàn chiến xa này là Thượng Tá Bùi Tùng đã dùng danh từ "mày tao" xẳng giọng hách dịch và đanh đá lên tiếng:

"Mày dám nói trao quyền hả? Mày chỉ là một kẻ cướp quyền và một bù nhìn. Mày làm gì có quyền nào để trao cho tao? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng này đây.

Ngoài ra tao xác nhận với mày là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chính trị của một đơn vị chiến xa. Kể từ bây giờ tao cấm mày không được ngồi xuống…!"

Người thuật lại những lời đối thoại trên là cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, một người rất thân cận với ông Dương Văn Minh. Vào năm 1963 ông là Thiếu Tá ngành Thiết giáp, đã theo Tướng Dương Văn Minh đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm và đã được Dương Văn Minh tin cậy cử vào phái đoàn đi vào Chợ Lớn "đón" ông Diệm. Trên đường về Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu đã bị giết trên xe thiết vận xa M-113 và từ đó cho đến nay, có nhiều người vẫn còn có nghi vấn là ông Dương Hiếu Nghĩa có thể là một trong những người có trách nhiệm trong cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chắc chắn rằng ông Dương Hiếu Nghĩa không phải là kẻ thù hay có hiềm khích với ông Dương Văn Minh mà đặt điều viết lai sự đối thoại trên đây nếu chuyện đó không có thật.

Chiều hôm đó, Cộng sản không cho phép Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng tại Dinh Độc Lập tức là Phủ Tổng Thống của VNCH, họ đã áp giải ông đến đài phát thanh Sài Gòn để đọc lời kêu gọi như sau:

"Tổng Thống chính quyền Sài Gòn kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn, từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam."

Ngay buổi chiều ngày 30 tháng 4, Đài Phát Thanh Giải Phóng loan báo kể từ nay, thành phố Sài Gòn được cải danh là "Thành Phố Hồ Chí Minh."


Kể từ ngày hôm đó, ngày 30 tháng 4 năm 1975,

Sài Gòn đã mất tên, Sài Gòn không còn nữa.

Kể từ ngày hôm đó,

Quốc gia Việt Nam Cộng Hoà không còn nữa.

Và cũng kể từ ngày hôm đó, tại Miền Nam Việt Nam Tự Do cũng không còn nữa.
Trần Đông Phong
(Trích trong: "VNCH-10 Ngày Cuối Cùng)

GHI CHÚ:

1- Đại Thắng Mùa Xuân, trang 329-331.
2- Văn kiện Đảng: trang 332-333.
3-Dương Hiếu Nghiã: "Hồi Ký Dang Dơ," kể lại theo lời của Trung Tá Nguyễn Văn Binh, cựu Quận Trưởng Gò Vấp, cựu dân biểu, có mặt tại Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi quân Bắc Việt chiếm Sài Gòn. Xuân Thời Luận, California 2004, trang 141.

TRẦN ĐÔNG PHONG

Monday, May 19, 2008

Doi Mat Nguoi Chien Si



Đôi Mắt Người Chiến Sĩ VNCH - Nam Dao

NAM DAO
Thời điểm 30/4 là cái mốc thời gian mà có lẽ hầu hết những thuyền nhân tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam đều lắng tâm tư mình để hồi tưởng lại quãng đời tỵ nạn gian truân và những nguyên nhân nào đưa đến sự chọn lựa đổi đời này. Một sự chọn lựa can đảm dẫu biết rằng mình phải trả một cái giá rất đắt là cái chết của chính mình để đổi lấy hai chữ Tự Do. Một sự chọn lựa chưa từng xảy ra trong 4000 năm lịch sử Việt Nam mà trong đó gần 3 triệu người dân Việt vượt biên đi tìm tự do và gần một triệu người bỏ thây ngoài trùng dương. Cho dù đặt chân đến được bến bờ tự do vào những thời điểm khác nhau, nhưng hầu hết những ai mang thông hành tỵ nạn chính trị cũng mặc nhiên coi ngày Quốc Hận 30/4/1975 là nguyên đưa đến sự quyết định ra đi đổi đời của mình.
Dù không vượt biên, đối với tôi Quốc Hận 30/4/1975 là ngày mở đầu cuộc đời tỵ nạn CSVN của tôi nơi xứ người. Tôi muốn nhấn mạnh sáu chữ Tỵ nạn CSVN chứ không phải là tỵ nạn kinh tế mà nhà cầm quyền CSVN cố tình xuyên tạc để bôi nhọ chính nghiã của chúng ta. Trong ngày tưởng niệm 33 năm quốc hận 30/4/1975 năm nay, tôi muốn trải lòng mình viết về một người chiến sĩ vô danh trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Tôi muốn ghi lại trên trang giấy này ánh mắt anh, đối với tôi là biểu tượng cho sự âm thầm hy sinh cao cả của tập thể chiến binh VNCH để bảo vệ từng tấc đất, từng giây phút sống an lành cho người dân miền Nam. Ánh mắt nhiệm mầu đã thay đổi cuộc đời của một người con gái từ sống vô tư vị kỷ quay sang con đường đấu tranh khá xa lạ đối với phái nữ.
Người ta bảo ánh mắt là cửa sổ tâm hồn cũng không sai. Chỉ cần nhìn ánh mắt của một người là có thể đoán được một phần nào cá tính, lòng dạ tốt xấu và tâm trạng của người đó. Trong đời tôi đã gặp đủ loại ánh mắt, nhưng tôi có đâu ngờ được rằng ánh mắt mà tôi gặp nơi bờ sông Bến Hải đã để trong tôi một tác động tâm lý mãnh liệt làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi sau đó. Sinh trưởng ở miền bắc và di cư vào Saigon, tôi có cơ may có được một cuộc sống sung túc, ngày cắp sách đến trường, nhìn cuộc đời với đôi mắt màu hồng của tuổi dậy thì. Hình ảnh chiến tranh thời đó tôi cảm nhận được là những ngọn đèn hoả châu và những tiếng đại bác đêm đêm vọng về. Thế nhưng cuộc đời tôi đã rẽ sang một khúc quanh khi gặp đôi mắt bờ sông Bến Hải.
Trong một chuyến du lịch trở về thăm quê hương (1973) cùng với phái đoàn Tổng Hội Sinh Viên Paris do ông Hoàng Đức Nhã tổ chức, các sinh viên du học được đưa đi thăm Huế, Quảng Trị, đại lộ kinh hoàng, những điạ danh bị tàn phá bởi chiến tranh và bờ sông Bến Hải để sinh hoạt cùng với các anh chiến binh VNCH. Nơi dòng sông Bến Hải, nhìn qua bên kia sông là lá cờ máu của CS. Ngước nhìn lên chòi canh bên này là lá đại kỳ vàng ba sọc đỏ phất phới bay và hình ảnh người chiến binh VNCH trong quân phục tác chiến, tay cầm khẩu súng im lặng mắt hướng về phiá bên kia sông. Khuôn mặt xạm màu nắng chiến chinh và ánh mắt khắc khổ chịu đựng gió sương nhưng cương quyết, sẵn sàng quyết tử để bảo vệ màu cờ vàng ba sọc đỏ, đã làm lòng tôi trùng xuống một niềm xúc động lớn pha lẫn xấu hổ. Xấu hổ vì thấy rằng mình đã sống qúa vị kỷ chưa làm được gì hữu ích cho quê hương dân tộc. Xúc động vì giờ đây qua ánh mắt người chiến binh đó tôi mới thực sự hiểu được, trong khi tôi và người dân miền Nam được sống yên lành với gia đình thì ở ngoài tiền tuyến lại có hàng trăm ngàn chiến binh VNCH âm thầm chấp nhận đốt cháy tương lai, tuổi thanh xuân, lẫn hạnh phúc, bên ánh đèn hỏa châu lửa đạn.
Người chiến binh VNCH không phải chỉ mất tuổi thanh xuân không thôi. Đã có hàng trăm ngàn chiến binh trở về sau cuộc chiến "với đôi nạng gỗ", để lại nơi chiến trường một phần máu và thân thể của đời mình. Trở về với cuộc đời dang dở tàn phế tương lai! Và cũng đã có biết bao nhiêu anh hùng liệt sĩ vô danh bỏ thây nơi chiến trường để lại gia tài cho vợ con một tấm thẻ bài và những vành khăn tang trắng làm đổ nát đời người cô phụ và gia đình họ. Tôi đã ngộ những mất mát to lớn đó khi đi trên Đại Lộ Kinh Hoàng mà cái tên tự nó cũng đủ nói lên trận chiến khốc liệt đã xảy ra tại nơi đây. Dẫu chiến trường đã được dọn sạch từ lâu, nhưng quang cảnh hoang tàn và thê lương cũng đủ làm tôi rùng mình vì tôi vẫn còn cảm nhận được một luồng âm khí của các vong linh hình như chưa siêu thoát nên vẫn còn lảng vảng ở đâu đây. Khi đôi chân mình đi trên mặt đất thấm máu và nước mắt của dân tộc tôi mới thấu hiểu hai chữ tự do vô cùng qúy báu như thế nào. Lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng cho khát vọng tự do được gìn giữ bởi máu và nước mắt của dân tôi giờ thiêng liêng biết ngần nào!
Cũng vì thế khi ngước nhìn lá đại kỳ phất phới bay nơi dòng sông bến Hải tôi đã nghẹn ngào thầm cám ơn đôi mắt kia và tập thể chiến binh VNCH đã âm thầm hy sinh cho người dân miền Nam trong đó có tôi được thở hít không khí tự do cho đến ngày 30/4/1975. Một món nợ tinh thần mà tôi phải trả dù là một phần rất nhỏ, cho các anh, cho gia đình tử sĩ và cho quê hương dân tộc. Trước khi ra đi tôi đã quay lại nhìn lá cờ vàng ba sọc đỏ phất phới bay trên bờ sông Bến Hải lần cuối và thầm nhắn gửi với đôi mắt vô danh kia rằng tôi hứa cùng anh và các đồng đội của anh nguyện bảo vệ chính nghiã của lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được gìn giữ bởi máu và nước mắt của những tấm lòng yêu nước. Đôi mắt vô danh kia tôi không còn nhìn thấy nhưng vẫn in hằn trong đầu tôi.
35 năm trời đã trôi qua kể từ ngày giã từ lá đại kỳ nơi dòng dông Bến Hải vào năm 1973, tôi không biết đôi mắt kia giờ ở nơi đâu? Anh còn sống hay đã mất? Nếu đã mất thì anh mất ở nơi đâu? Bỏ thây ngoài biển khơi hay ở nơi lao tù rừng thiêng nước độc? Nếu còn sống thì giờ này anh ở nơi đâu? Trại cải tạo hay ở một vùng trời tỵ nạn xa xăm nào đó? Hay nếu còn ở Việt Nam, chế độ tàn bạo CS đã đối xử bất công bạc ác với người chiến binh VNCH như anh ra sao? Những câu hỏi trên luôn trở lại với tôi mỗi khi ngày quốc hận 30/4/ trở về. Những câu hỏi luôn làm nhức nhối trái tim tôi mỗi khi nghĩ đến anh, nghĩ đến các thương binh VNCH và lá đại kỳ nơi dòng dông Bến Hải.
Hôm nay trong ngày tưởng niệm 33 năm Quốc Hận, tôi muốn viết những dòng tâm tư này gửi đến anh. Nếu anh còn sống nơi xứ người, tôi xin được chia sẻ chung với anh nỗi đau của một người chiến binh già khi phải nhìn hình lá cờ vàng ba sọc đỏ bị bôi bác vẽ trong một cái chậu rửa chân. Một hành động vô ơn bạc nghiã của những kẻ ngày xưa đã từng ăn cơm quốc gia nay đâm sau lưng chiến sĩ VNCH. Tôi cũng xin được chia sẻ chung với anh sự nổi giận khi thấy những con buôn chính trị cho phổ biến năm chương trình lịch sử phản động của Cộng sản H.D.D. bôi nhọ chính nghiã quân cán chính VNCH. Nếu anh đã qua đời và đang an giấc nơi Nghiã trang Quân đội, tôi cũng xin được san sẻ chung với anh nỗi u uẩn của một người chết không thể thét lên được khi phải chứng kiến cảnh những kẻ thời cơ qụy lụy xin xỏ bạo quyền cái đặc ân được trùng tu nghiã trang quân đội đã bị CSVN biến thành nghiã trang dân sự Bình An, là một hình thức xóa sổ cái chết vì lý tưởng của anh lẫn thành tích lịch sử đấu tranh hào hùng của quân lực VNCH. Những kẻ thời cơ chính trị đó tất phải thừa hiểu, bất cứ một người chiến binh VNCH nào khi đã cầm súng ra trận tức là họ không sợ chết banh thây ngoài chiến tuyến thì không có lý do gì họ phải nhờ ai van xin kẻ thù trùng tu mộ phần dùm cho họ. Hành động xin /cho đó nào có khác chi cầm dao đâm sau lưng vong linh chiến sĩ VNCH.
Cũng trong ngày tưởng niệm 33 năm quốc hận 30/4 năm nay, tôi xin xác quyết một lần nữa lời thầm hứa với anh nơi bờ sông Bến Hải năm nào giờ đây vẫn còn nguyên vẹn: dù bất cứ ở nơi nào trên thế giới nếu có những ai bôi nhọ lá cờ vàng ba sọc đỏ hay chính nghiã của quân lực VNCH thì tôi cũng sẽ một lòng cùng với đồng bào ở nơi đó quyết tâm lên tiếng phản đối những kẻ ăn cơm quốc gia thờ ma CS.
Đối với những vị anh hùng liệt sĩ vô danh bị CSVN tàn phá nơi nghĩa trang quân đội, dẫu các anh đã nằm xuống nhưng chúng tôi và thế hệ mai sau vẫn tiếp nối con đường các anh đi, bởi vì cuộc chiến này chưa phân thắng bại. Sẽ có một ngày màu cờ vàng ba sọc đỏ sẽ phất phới bay trở lại trên bầu trời các anh an nghỉ và cái tên Nghiã trang Quân Đội sẽ được phục hồi trả lại cho vong linh anh hùng liệt sĩ VNCH. Tôi và đồng bào miền Nam không hề quên ơn các anh, những chiến binh oai hùng của quân lực VNCH đã một thời đổ máu trên Trường Sa Hoàng Sa, trên khắp nẻo đường Việt Nam để giữ từng tấc đất của tổ tiên không bị rơi vào tay CSVN bán nước buôn dân nay biến thái thành tư bản đỏ.
NAM DAO

Thursday, May 15, 2008

Cuộc Chiến Ðấu Của Những Người Lính Không Còn Binh Chủng


Cuộc Chiến Ðấu Của Những Người Lính Không Còn Binh Chủng
Monday, April 28, 2008

Nguyên Huy


Bốn người ngồi trong một phòng khách sang trọng. Họ vốn là sĩ quan đồng khóa 14 Thủ Ðức trước năm 1975. Ra trường người được chuyển về Hải Quân, người Không Quân, người về Bộ Binh, Chiến Tranh Chính Trị. Những năm tháng trong quân ngũ, họ vẫn gặp nhau thường xuyên do tình cờ cùng công tác ở một Nha, Sở. Ba Mươi Tháng Tư Một Chín Bẩy Lăm, họ tan tác. Người di tản được. Người vào tù. Người trốn tù, vượt biên. Ba Mươi Tháng Tư năm nay họ gặp lại được nhau. Buổi gặp mặt hôm nay là tiệc mừng đón kẻ sang Mỹ chậm nhất trong 4 người.

Người ngồi trong góc tối mờ của phòng khách bắt đầu kể lại một kỷ niệm. Giọng anh bình thản, đều đều như đọc một trang sử đã qua. Ba người ngồi nghe, nhạt nhòa trong ánh sáng của đèn phòng khách.

Bên ngoài, trời Cali đầu Hè, vẫn lạnh. Không gian tĩnh quá như muốn nhấn mạnh cái lẻ loi, cô đơn của người xa xứ.

***

Vào những ngày chộn rộn nhất của Tháng Tư năm ấy tôi lại phải ra công tác ngoài Huế. Chả là vị Giám Ðốc của tôi được lệnh cho thu dọn đài phát tuyến để chuyển vào Nam vì tình hình mất Huế kể như gần chắc rồi. Lòng không muốn, nhưng quân lệnh, khó mà cưỡng. Ở Huế, tôi vội vã cùng nhân viên địa phương tháo gỡ hết và liên lạc xong với 1 đơn vị Hải Quân, xin được 1 chuyến tàu chuyên chở. Nhưng chỉ vào tới Ðà Nẵng thôi vì tàu còn phải trở lại để di chuyển cho nhiều cơ quan khác. Tôi đành đánh điện về xin chỉ thị. Kết quả: bằng mọi giá, tôi phải giữ được dụng cụ vật liệu của Trung Tâm đã tháo ra. Thế là tôi đành ở lại Ðà Nẵng để chờ Trung Ương liên lạc với bên Hải Quân xin chuyên chở vật liệu vào Sài Gòn. Bắt đầu là những giờ phút kinh hoàng ập đến. Huế đã thất thủ. Ðà Nẵng lên cơn sốt di tản. Người đổ ra cảng Ðà Nẵng và suốt dọc bờ biển Sơn Trà hỗn loạn. Dân lính hòa nhau trong cuộc chạy đua ra biển. Một cuộc tìm sống hãi hùng. Pháo Cộng Sản bắt đầu nã rải dọc bờ biển là lúc mà con người không còn đối xử được với nhau 1 chút nhân ái nào nữa. “Panique” đã diễn ra. Tôi phải làm sao? Bỏ của chạy lấy người? Ðể rồi vào Sài Gòn chắc là sẽ bị ra tòa án quân sự. Ở lại để chờ di chuyển vật liệu. Chắc chết. Tôi không thể nào dứt khoát được. Không phải tôi có tinh thần trách nhiệm cao đâu, mà chính vì sợ phải ra tòa án quân sự khi không hoàn tất được nhiệm vụ. Lúc này, tôi mới thấy mình ngu. Người ta thì bỏ cả đơn vị, công sở, thậm chí cả vợ con để chạy lấy người mà mình thì không dứt khoát được. Tôi cố nhờ một vài đơn vị còn trụ lại để liên lạc với thượng cấp của tôi mà không liên lạc được. Vị Sĩ quan truyền tin bảo tôi, “Ông cứ xuống tầu đi, Trung Ương phải biết tình thế này chứ. Chuyến tầu của đơn vị tôi sẽ nhổ neo lúc 3 giờ. Nếu đi, 2 giờ 30 ông lại đây”. Tôi cảm ơn, chạy về đơn vị mình. Viên trung sĩ trực, đi cùng tôi vẫn bình tĩnh nằm chờ ở bến. Tôi hỏi :

- Mình tính sao bây giờ ?

Hiểu ý tôi, viên trung sĩ đáp.

- Tùy đại úy quyết định.

- Vậy 2 giờ 30 mình ghé tiểu đoàn truyền tin đi cùng họ.

- Vâng.

Anh ta lặng lẽ xếp lại tấm chăn dã chiến và cái ba lô anh lấy làm gối. Gấp chiếc ghế bố nhà binh để góc tường, anh ngó căn nhà kho rộng chứa đầy những vật liệu tháo gỡ từ một trung tâm phát tuyến, anh thẫn thờ:

- Bỏ lại kể cũng tiếc thật. Cả chục triệu đô la chứ ít gì.

Tôi hỏi anh là Trung Ðội Ðịa Phương Quân được tòa tỉnh Huế biệt phái cho đi khuân vác theo đâu.

Anh rắn rỏi đáp:

- Mạn phép đại úy, tôi cho họ về Huế cả rồi.

Tôi trợn mắt:

- Tình thế này mà anh để họ về Huế.

- Họ nôn nóng vợ con gia đình. Biết làm sao.

Tôi định la nhưng chợt nhận ra tình cảnh chung, đành lặng lẽ thu xếp hành trang.

Pháo địch nã lên dữ dội hơn. Tiếng súng nhỏ râm ran khắp thành phố. Nhưng dòng người vẫn chật đầy phố phường. Như một cảnh hội pháo. Nhưng là hội của quỷ vì ai nấy mặt mũi xanh rờn, áo quần tơi tả.

Tôi ngó ra bãi biển. Như một cảnh tắm biển Mùa Hè ở các xứ người. Nhưng ở đây, nơi quê hương khốn khổ này, người ra biển không phải là để tắm mà để trốn chạy chính đồng bào của mình. Không có cảnh áo tắm nào đâu. Chỉ là một bãi biển đen kịt những con người khốn khổ. Một đám lính không còn vị chỉ huy nào, hùng hổ vừa bắn chỉ thiên vừa lao những chiếc jeep, dodge ào ào xuống bãi. Chúng gạt mọi người, cướp những chiếc thuyền cao su, thuyền gỗ, hay bất cứ thứ gì nổi trên nước có thể đưa chúng ra nơi tàu hải quân đậu. Tiếng người la ó, gào thét râm ran. Tiếng đại pháo từng chập rộ lên và bây giờ thì liên tục triền miên. Bỗng đám đông xao động hẳn. Nhiều tiếng la thất thanh:

- Việt Cộng đã vào thành phố rồi đấy.

Tôi hốt hoảng, ngoắc viên trung sĩ chạy túa theo đoàn người quên cả ba lô hành trang.

Chạy dọc theo bãi Sơn Trà xuống phía Nam cùng dòng người hỗn loạn, tranh cướp nhau lên một chiếc đò gỗ. Người lái đò hét lớn:

- Mỗi người một lạng vàng, tôi mới chở.

Ai nấy gật đầu. Tôi cũng gật đầu.

- Chung vàng ra.

- Cứ cho đò ra khơi đi. Chúng tôi sẽ chung đủ.

Tôi nhìn lại người trên thuyền. Chiếc thuyền khoảng 5m dài hơn 1m rộng mà có tới gần 5 chục người. Nước mấp mé mạn thuyền. Tôi tìm viên trung sĩ. Không thấy. Chúng tôi đã lạc nhau. Một ông trung niên, dáng như nhà buôn, đứng ra thu vàng cho tên lái thuyền. Thôi thì lại huyên náo. Người không có vàng, chỉ đưa tiền. Tiền cả bịch lớn, chẳng biết là bao nữa. Người lột đồng hồ, tư trang... Còn tôi? lấy gì bây giờ. Tôi đành lắc đầu.

- Không có gì, lính mà.

Ông thương gia trừng mắt :

- Nhảy xuống đi. Lính mà cũng chạy à.

Chợt ông nhìn trên tay tôi, hỏi :

- Rolex hả.

Tôi chợt nhớ chiếc đồng hồ đeo tay Rolex quí giá của tôi. Tôi lưỡng lự:

- Cũ rồi.

Ông thương gia gay gắt:

- Tháo ra đi. Mất thì giờ quá.

Một bà dè bỉu :

- Còn tiếc gì nữa cơ chứ. Sống là may.

Có tiếng la lớn:

- Thuyền chìm! Thuyền chìm!

Rồi hỗn loạn. Tôi chỉ kịp cởi chiếc áo lính thì nước đã tới cổ. Bản năng sinh tồn đã đưa tôi tới mạn tầu hải quân lúc nào tôi cũng chẳng biết. Lên tầu, vừa lạnh mệt tôi thiếp đi bao lâu để khi tỉnh dậy thoáng nghe thấy tiếng reo:

- Cam Ranh.

***

Ở lại Cam Ranh chờ chuyến tầu Hải Quân để về Vũng Tầu cả tháng trời, tôi không còn biết phải làm gì. Ngày ngày dạo quanh các khu tị nạn, ngóng chờ các chuyến xe hàng từ Nha Trang vào để đọc nghiến ngấu những tin chiến sự trên báo Chính Luận phối họp những tin tức nghe được trên đài BBC vào chiều tối, thấy càng sốt ruột. Tôi đã thử lội bộ, tìm đường về Nam nhờ các chuyến xe hàng. Nhưng một xu dính túi không có giữa lúc bạc tiền được tung ra không tiếc để có được một chỗ trên xe hàng chạy về Nam. Vả lại, trên đường bộ xuôi Nam, làm sao có an toàn. Mỗi lúc, câu chuyện di tản chiến thuật của quân dân Miền Nam càng trở nên bi đát, đau thương, kinh hoàng hơn. Ðắn đo mãi, tôi đành ở lại chờ đi bằng đường thủy.

Buổi sáng hôm xuống được chuyến chiến hạm HQ của Hải Quân Việt-Nam, cũng là lúc mà mọi người được tin là Nha Trang đã mất. Khi vào đến Vũng Tầu, tôi mới được biết là Nha Trang đã bỏ ngõ khi Cộng Quân còn ở cách thành phố đến cả nửa ngày đường. Người ta bảo nhau chạy vì tối hôm trước đài BBC có loan tin Cộng Quân tiến vào thành phố Nha Trang.

Từ Vũng Tầu về Sài Gòn chẳng còn bao xa nữa. Nhưng tôi vẫn nôn nóng. Trước cảnh chiến địa tan hoang, người người ly tán ở miền Trung, tôi không còn lòng dạ nào ngoài ước muốn được ở bên gia đình lo cho vợ dại con thơ. Nhưng ở Vũng Tầu, ngoài các bến bãi và những nơi tạm trú cho quân đội và dân chúng, thành phố biển này cũng chỉ hơi xao động. Phố xá vẫn buôn bán tấp nập, tầu bè san sát và bãi biển thì đông đặc người. Cũng có người tắm, nhưng phần nhiều là ngóng chờ những chuyến ra khơi. Nghe nói thì tầu Mỹ đã bắt đầu đón người, nên ai nấy đều nhìn ra biển chứ ít ai nghĩ đến trở vào đất liền.

Trong khi đó chiến sự lan mạnh. Có tin Phan Rang đã mất và Cộng Quân đang dồn về Long Khánh. Thoáng trong óc tôi, một hình ảnh một mạng lưới đang thu hẹp lại. Tôi quyết định tìm mọi cách trở về Sài Gòn mà không lóng ngóng ở bãi biển để tìm cách ra đi như mọi người khác.

Khi men được về đến Biên Hòa thì Biên Hòa cũng thất thủ. Ðó là sáng ngày 28 tháng 4 năm 1975. Tôi vội lội bộ băng ruộng cùng rất nhiều đồng bào, tìm về hướng Thủ Ðức. Nhiều tiếng miền Trung thốt lên, e ngại:

- Có ai biết đường về Thủ Ðức-Sài Gòn không?

- Cứ đi. Qua các thôn xóm hỏi thì rõ.

Tôi quan sát đám người cùng đi. Bấy giờ tôi mới chợt nhận ra, phần lớn là anh em trong quân đội. Có một vài phụ nữ, với con nhỏ, chắc là gia đình của quân nhân. Chúng tôi tập họp nhau lại khoảng 50 người. Một anh bạn trẻ, mặc chiếc sơ mi rách nát nhầu, nhưng cái quần lại là quần “trây di”, chân đi dép Nhật, hăng hái nói:

- Cứ theo tôi.

Tôi hỏi anh.

- Anh biết rõ lối đi không.

Nhìn kỹ tôi một lát, anh mới nói:

- Cách đây 10 năm tôi có ở vùng này 8 tháng.

Hiểu ý anh tôi hỏi:

- Tôi khóa 14. Còn anh.

Anh vui mừng :

- Chúng ta cùng khóa rồi. Vậy anh còn nhớ đêm di hành cuối khóa không?

Tôi ngần ngại thú nhận:

- Ðêm đó tôi trốn hành quân.

Anh không nói gì, quay nhìn bốn hướng. Rồi chợt nhận ra điều gì anh quả quyết.

- Mình đi về hướng này. Chỉ đến trưa là sẽ tới sân bắn mới Thủ Ðức. Tới đó mình tìm xe lam về Sài Gòn được rồi. Bọn nó chưa ra khỏi được Biên Hòa đâu.

50 người chúng tôi theo anh lội tắt các khu ruộng. Hết xóm đến thôn, lại đến ruộng, rạch. Ðâu đâu cũng thấy dân chúng nhớn nhác nên chẳng ai để ý đến chúng tôi cả. Một vài nơi đã dám kéo cờ Giải Phóng Miền Nam, nửa xanh nửa đỏ có ngôi sao vàng.

***

Chúng tôi tới được bờ Nam sông Sài Gòn thì cũng vừa lúc tiếng súng lớn nhỏ nổ rộ bốn chung quanh. Anh bạn trẻ nói cho cả bọn:

- Mình đang ở giữa một mặt trận rồi.

- Sao anh biết.

- Kinh nghiệm chiến trường lâu nay.

Một người trong bọn lắng nghe rồi nói:

- Phía này là quân bạn.

Rồi anh kéo một số người đi tiếp. Tôi đắn đo. Anh bạn trẻ lôi tôi đi:

- Phải đi thôi.

- Nhưng lỡ lọt vào trận tuyến địch thì sao.

- Anh quên tiếng M1 nổ rồi à.

Tôi chợt tỉnh, yên tâm đi theo.

Nắng chiều gắt gao. Ðồng cỏ hừng hực hơi nóng. Cỏ lút đầu người. Mới đó mà không hiểu mọi người đã tản đi đâu hết. Tôi đành nhắm hướng các ngọn cỏ lau xao động phía trước mà tiến tràn. Lúc này tiếng súng nổ ran như pháo Tết ở sau lưng, càng khiến bước chân tôi lội nhanh về phía trước. Có lẽ tôi đã lạc bọn rồi. Phía trước chỉ là những làn cỏ lướt trong gió. Không một dấu hiệu nào chứng tỏ đồng bọn tôi đang trú ẩn. Có tiếng đạn réo trên đầu. Tôi cúi xuống chạy lúp xúp. Những ngày ở quân trường năm xưa tôi đã quên hết. Bốn tháng giai đoạn 1 học chiến thuật, 4 tháng sau đó về ngành CTCT rồi ra trường, chỉ ở văn phòng. Bỗng tôi thấy 1 người nằm vắt qua bờ mương nhỏ. Một chiến binh. Bên nào? Bộ quân phục dã chiến đầy bùn quen thuộc, nhưng đôi giầy “saut” lại bằng vải. Quân đội mình làm gì có giầy nầy. Chợt tôi thấy cái nón cối cách xa đó. Tôi hốt hoảng, rẽ về lối khác. Thế là mình đang ở trong chiến tuyến của Cộng Quân rồi. Phải ra thoát. Lúc này 1 cây súng trên tay chắc có ích. Tôi quay lại, nhặt lấy khẩu A.K. bên xác chết. Hình như đâu đó có tiếng nói. Tôi lắng tai cố nghe nhưng không thấy gì. Chỉ là tiếng gió rào rạt làm nền cho những tiếng súng từng hồi rộ lên.

Chiều xuống thấp lắm. Cơn gió đồng mát mẻ thổi trên người bắt đầu se khô mồ hôi đẫm áo. Phía trước mặt tôi, hình như là một thôn xóm. Ðã thấy một lối đi mòn giữa một bãi tha ma trống. Tôi không dám tiến đến bãi tha ma vì sợ làm đích cho cả hai bên. Lại phải đi vòng. Hình như thấp thoáng có một mái tranh. Và những nóc nhà tranh, nhà ngói hiện ra. Một địa danh chợt đến: Linh Xuân Thủ Ðức ư. Không. Ðây phải là Cát Lái rồi. Cánh đồng cỏ lút đầu vẫn trải dài trong bóng chiều thật nhạt. Tiếng súng vẫn từng chập, ở mọi phía. Lúc này, hình như tôi không phải là tôi nhút nhát, mà lại quen được tiếng súng nổ. Thỉnh thoảng có vài phút yên tĩnh trên cánh đồng, tôi lại sợ cái yên tĩnh ấy.

***

Bây giờ thì tôi khá bình tâm. Một vài dấu hiệu quen thuộc trong cảnh chiều đã xuống thấp. Rõ rồi. Ðây là Ngã Ba Cát Lái. Ðúng con sông này và con đường nhựa nhỏ tôi đang băng qua đây. Ký ức chợt hoạt động mạnh mẽ. Biết bao nhiêu chiều Chủ Nhật tôi đã cùng N. tới nơi này. Dựng xe bên bờ đường, ngồi trên bờ cỏ, ngắm chiều xuống rồi trở về thành phố ăn một bữa cơm tây và chia tay. Chả có gì nhưng đã là những hình ảnh làm tôi nuối tiếc, thèm khát biết bao khi vào quân trường phải thực tập những bài học lính gác giặc tại các khu vực này. Bây giờ, cả chục năm đã qua, trở lại chốn cũ giữa hoàn cảnh khó tả này, hình ảnh người yêu cũ lại hiện ra và cũng cùng lúc hình ảnh gia đình ập đến. Bước chân tôi lại dồn dập. Tiếng súng vẫn ở sau lưng rộ lên nhiều hơn phía trước mặt. Tôi đoán, quân bạn đang rút về thành phố. Cuộc chiến này sắp chấm dứt rồi sao. Chấm dứt ngắn gọn như thế sao. Chúng tôi sẽ còn lại gì. Không thể thế được. Mậu Thân 1968 chúng tôi đã phản công và chỉ sau 2 tuần, lại làm chủ tình thế suốt từ Nam ra đến Thạch Hãn.

Nhưng bây giờ, chúng đang đẩy lùi chúng ta. Cuộc chiến bây giờ là trận địa chiến không phải du kích, đánh lẻ như phần lớn các cuộc đụng độ hồi 1968.

Vậy sẽ thua sao? Tương lai rồi sẽ thế nào cho một Việt-Nam?

- Ðứng lại.

Một tiếng quát nhỏ đưa tôi về thực tại. Tôi bàng hoàng nhìn trong đêm, phía có tiếng quát, và đứng sững người, bỏ khẩu A.K. xuống đất.

- Ðơn vị?

Tiếng nói dịu đi. Tôi vội trả lời vì đoán là quân bạn.

- Chiến Tranh Chính Trị.

- Ở đâu.

- Sài Gòn.

Một thân người nhô ra khỏi bức tường. Trong ánh sáng mờ của đêm sao, tôi thấy rõ một chiến binh Việt-Nam Cộng-Hòa vì dáng đứng của anh. Anh ngoắc tay cho tôi lại gần:

- Di tản miền Trung vào hả.

Tôi gật đầu, giải thích:

- Ðang công tác thì chiến sự lan đến.

- Bỏ chạy cả phải không.

Anh chiến binh cười lớn, ngạo nghễ. Một tràng tiểu liên réo trên đầu. Lửa đạn nhoang nhoáng. Anh đẩy tôi ngã sấp, miệng chửi tục. Cùng lúc, phía bức tường, từng tràng trung liên khạc lửa, đinh tai nhức óc.

Anh chiến binh bảo tôi:

- Lấy súng rồi tìm chỗ nấp. Chúng đã dò ra bọn mình rồi đó.

Có tiếng gọi chiêu hàng xa xa:

- Các anh hãy bỏ súng xuống. Hòa bình đã tới rồi. Cách Mạng sẽ khoan hồng cho các anh. Ðừng ngu xuẩn điên cuồng chống lại Cách Mạng, chống lại nhân dân.

Lại một tràng trung liên xuyên về hướng đó. Anh chiến binh chửi tục. Anh nói với tôi:

- Anh rút theo đồng bào hay ở lại chiến đấu với tụi tôi.

Tôi vội vàng:

- Tôi phải về Trung Ương báo cáo công tác ngay không thể ở lại với các bạn được. Bạn có thể cho biết đơn vị nào đang chặn địch ở đây không.

Anh lẩm bẩm :

- Ðơn vị. Chính tôi cũng không còn biết nữa. Rút chạy từ Qui Nhơn, tôi đã lạc đơn vị.

- Vậy anh đang chiến đấu với ai.

Anh hất đầu về phía bức tường.

- Tổ trung liên kia gồm một Dù, một Biệt Ðộng Quân và một Bộ Binh. Họ không nói nhưng nhìn quân phục và huy...

Tiếng nổ chát chúa ngay bên tai, khói mù mịt. Tiếng những bước chân chạy và tiếng vũ khí va đập. Thoáng có tiếng gọi:

- Rút vào trong thôn đi các bạn.

Thấp thoáng tôi thấy cả chục bóng đen di chuyển. Tôi cố gắng len lỏi theo họ, qua các hàng rào tre, gỗ, kẽm gai, tường gạch. Vẫn là tiếng anh chiến binh lúc đầu:

- Nếu anh không ở lại thì nên đi phía này ra xa lộ mà kiếm xe về Sài Gòn. Bọn tôi sẽ về chân cầu xa lộ...

Tiếng súng chợt nổ rền 4 phía. Chúng tôi đang ở trong một thôn xóm. Hình như chúng tôi đã bị bao vây tứ phía. Anh chiến binh kéo tôi chạy vào trong 1 căn nhà gạch. Có tiếng nói gằn giọng:

- Chạy đâu nữa, kiếm 1 vị trí chiến đấu đi.

Tôi chợt nhận ra quanh tôi có rất nhiều người. Phần lớn là chiến binh. Tôi không rõ họ thuộc đơn vị nào. Nhưng tất cả, quân phục đều tả tơi, nhưng vũ khí lại rất đầy đủ. Một người trong nhóm nói:

- Chúng ta không thể tụ cả lại đây được. Phải phân tán ra.

- Ai chỉ huy ở đây.

- Tôi.

Mọi người đều dồn mắt nhìn về phía tiếng người vừa xưng “tôi” dõng dạc. Nền trời đêm qua khung cửa mở rộng soi rõ một dáng người nhỏ nhắn nhưng vững chãi. Tự nhiên tôi thấy vững tin và có lẽ những người chung quanh tôi cũng vậy. Nhiều tiếng nói:

- Chúng tôi sẵn sàng.

Bỗng có tiếng một người:

- Chiến đấu gì nữa. Tìm đường mà rút thôi.

Người nhỏ nhắn đanh giọng:

- Ðó là ý kiến của một mình anh. Anh có quyền làm như vậy. Và xin anh ra khỏi căn nhà này ngay.

Rồi với một giọng cao hơn, người nhỏ nhắn cương quyết:

- Ai muốn rút cứ việc bỏ vũ khí lại, nhất là đạn và lựu đạn.

Không khí chợt im lặng, làm tiếng súng bên ngoài càng rõ hơn. Không một ai có cử động bỏ ra ngoài. Người nhỏ nhắn bắt đầu phân công tác:

- Hai bạn nào ra nhận định hướng tiến của địch?

Hai bóng người vụt đứng lên, lẻn qua cửa rất nhanh.

- Tổ trung liên án ngữ đường vào thôn.

- Rõ.

Ba người vác súng và đạn chuyền qua cửa sổ ra sau vườn căn nhà.

- Các bạn còn lại, vũ khí đạn dược còn được bao nhiêu?

Nhiều tiếng nói lao xao. Người nhỏ nhắn tiếp:

- Không sao. Chúng ta cố gắng cầm cự, rút đến chân cầu xa lộ là có đủ đạn dược rồi. Ở đó có một đơn vị Dù đang trấn cầu. Bây giờ tôi chia như sau, 3 người một nhóm. Nhóm 1, bên phải căn nhà chế ngự hướng xa lộ. Nhóm 2, bên trái, cũng vậy. Nhóm 3 phía sau nhà, kiểm soát các nhà lân cận. Còn lại là nhón 4 trừ bị tại đây. Chúng ta chờ “tiền sát” về sẽ tìm đường rút ra khỏi thôn.

Mọi người im lặng thi hành nhiệm vụ. Bây giờ thì mọi người đều không cần biết đến địch ở bên ngoài là bao nhiêu, nhưng cứ nghe tiếng súng thì không thể nào nghĩ là quân số 2 bên ngang nhau được. Nhưng tất cả đều như nhớ lại những bài học chiến thuật xưa và văng vẳng câu nói của cán bộ dạy chiến thuật “phải biết lao vào chỗ chết để tìm ra đường sống khi bị địch vây hãm hay phục kích”.

Tiếng súng bên ngoài thưa thớt. Ðêm hình như đã khuya. Ðã nghe rõ tiếng côn trùng rỉ rả khắp khu vườn tối.

Hai tiền sát viên trở lại. Tôi nghe rõ từng giọng hổn hển:

- Chúng không vào thôn. Chúng đang tiến về cầu xa lộ. Chúng đi từng đoàn nghênh ngang. Dân nói, chúng đông lắm...

Vị “chỉ huy” của chúng tôi ra lệnh:

- Vậy ta rút. Bây giờ để toán 3 rút trước, rồi toán 2 và toán 1. Trung liên sau cùng với tôi và nhóm trừ bị. Thôi, Chúng ta bắt đầu.

Tự nhiên tôi cảm thấy yên tâm ghê gớm. Hình như tôi đã trút bỏ được hết nỗi lo lắng về gia đình. Trước mặt tôi bây giờ chỉ là một cuộc chiến đấu không cân sức mà chúng tôi phải chấp nhận.

Khi chúng tôi ra khỏi thôn thì trời hửng sáng. Phía chân trời một vài vệt đỏ rõ ràng. Một vài ngọn gió mát lướt trên cánh đồng không xua đuổi được hết cái oi bức của đêm qua.

Tôi quay nhìn vị “chỉ huy”. Anh thấp hơn tôi chút ít, da ngâm đen vì sương gió chiến trường. Dưới chiếc mũ sắt mà chiếc quai vải bỏ không cài, gương mặt anh rắn đanh. Ðôi mắt thật sáng. Dưới bộ quân phục hoa Dù, vẻ người của anh vẫn không hết những nét chân chất của người nông dân miền Nam. Tôi chợt nhận ra nơi ve áo ngực anh cái lon Thượng Sĩ Nhất. Vội sờ lên cổ áo, tôi mừng thầm nhớ ra là đã tháo bỏ lon Ðại Úy của mình. Tò mò tôi nhận xét người chiến binh đi cạnh tôi. Trên ve áo ngực anh có 2 lỗ thủng nơi chỗ thường gắn cấp bực. Phải là một Sĩ quan. Tôi tin thế và hỏi:

- Anh ở đơn vị nào?

- Sư Ðoàn 1.

Anh tiếp luôn:

- Sư đoàn tập trung ở Vũng Tầu nhưng tôi bỏ, tính về Sài Gòn tìm xem vợ con ra sao thì lại kẹt. Còn anh?

- Tôi đang công tác ở Ðà Nẵng.

Anh giải thích thêm:

- Anh em ở đây đủ sắc phục, đủ các đơn vị. Chiều qua tụi tôi tình cờ tụ lại với nhau khi chiến đấu ở dọc xa lộ. Trên cùng một chiến tuyến mà tôi chẳng biết thuộc đơn vị nào. Ðến lúc thưa tiếng súng, hỏi nhau mới rõ chẳng có ai biết đơn vị mình đang chiến đấu là đơn vị nào và cũng chẳng có ai là chỉ huy cả. Thế nhưng, anh em vẫn cứ tiếp tục cầm súng mà không ai bỏ hàng ngũ cả. Thật lạ.

- Bây giờ thì có “chỉ huy” rồi đó.

Người chiến binh đi bên tôi, nghiêm chỉnh trả lời:

- Rất tiếc là anh không dự 1 trận phá vòng vây chiều qua của tụi tôi ở Ngã Ba Long Thành. Vị “chỉ huy” này đã một mình ôm cây Trung liên yểm trợ cho mười mấy anh em vượt ngã ba phía Bắc xuống phía Nam vì bên quận Tân Uyên chúng dầy đặc không còn lối nào thoát. Ai cũng sợ phải vượt Ngã Ba vì lộ trống quá mà. Nhưng nhờ có khẩu trung liên mà 1 đơn vị có dễ đến cả đại đội địch không tiến lên được. Có nhìn thấy anh nằm khơi khơi ôm khẩu trung liên ở bến xe đầu ngã ba mới thấy phục. Ai cũng lên tinh thần cả nên mới cùng nhau tiếp tục chiến đấu đấy chứ.

Một chiến binh đi phía sau cũng góp tiếng:

- Chiến đấu không phải để chạy đâu mà chiến đấu để tìm 1 đơn vị bạn, rồi sẽ nhập vào chiến đấu qui mô.

Tôi quay lại. Người vừa nói hất đầu hỏi tôi.

- Phải vậy không?

Tôi gật, Anh định nói tiếp vừa lúc vị “chỉ huy” reo khẽ:

- Cầu xa lộ.

Chúng tôi theo “lệnh”, đi về hướng bờ sông Sài Gòn tránh hướng cầu. Dự định tới bờ sẽ đi ngược lên tới chân cầu để tìm 1 đơn vị lớn nào đó đang trấn cầu ngăn đà tiến của địch.

Buổi sáng một ngày như mọi ngày. Hướng xa lộ vẫn có tiếng xe chạy rào rạt. Người đi lại có vẻ đông đúc. Có lẽ dân chạy di tản về Sài Gòn. Vậy chúng sẽ tiến quân lối nào, chúng có dùng xa lộ không. Anh em chúng tôi đang bàn hỏi nhau thì chợt nghe tiếng máy nổ dồn dập rồi chiếc T.54 đầu tiên nhô cái nòng lên trước. Mạch máu anh em chúng tôi căng thẳng. Ôi! Chúng kiêu ngạo quá! Chúng dám tiến quân lẫn trên đường di tản của dân. Vị “chỉ huy” thúc chúng tôi tiến nhanh về phía cầu, bỏ không đi về hướng bờ sông nữa. Trên xa lộ, một chiếc T.54 bắt đầu rẻ xuống bên đường quay nòng về cánh đồng. Chúng đang yểm trợ cho bộ binh qua cầu.

Một tiếng nổ từ phía cầu. Một cụm khói bốc lên từ chiếc T.54. Thế là đạn trên tăng vã ra như mưa rào về phía cầu. Chúng tôi quan sát trên cầu. Từng ụ cát trải dài nhưng tiếng súng vẫn không có. Quân bạn đã rút rồi chăng. Trên mặt lộ lúc này vắng tanh. Phía sau 3 chiếc T.54 là từng đoàn địch quân đang mở rộng vòng tiến lên cầu. Bọn chúng chạy lúp xúp. Có đứa chạy rơi cả mũ, vội quay lại nhặt. Những chiếc nón cối mới tinh và những bộ quân phục cũng mới tinh. Chúng tự tin là vào Sài Gòn tiếp thu ư ? Có thế, chúng mới mặc quân phục mới khi còn phải chiến đấu.

Bây giờ thì chúng đang mở rộng trận tuyến. Có thể như 1 trung đội đang tiến về phía chúng tôi. Vị “chỉ huy” làm hiệu tay triển khai chiến tuyến. Chúng tôi, 3 người một, nhanh chóng tìm các ụ chiến đấu. Chúng đã tới gần. Chúng định làm 2 gọng kìm bẻ vào chân cầu tiêu diệt quân bạn trên cầu. Vị “chỉ huy” khai hỏa. Chúng tôi đồng loạt nổ ròn vào những cái bia sống rất rõ. Lúng túng mất một lúc tôi mới sử dụng được khẩu A.K. Tôi cố điều chỉnh để đạn không ra liên thanh, quên hẳn nút điều chỉnh. Từng loạt người đổ rập, nhưng vẫn là những bóng người nhấp nhô tiến lại. Có một lúc tôi tự hỏi không biết chúng có được học chiến thuật không mà chúng - chiến đấu kỳ lạ thế. Cứ xồng xộc xông vào lưới đạn, đội hình lung tung. Tôi chợt nhận ra qui luật của chúng. Cứ khoảng 5 phút là một đợt tiến lên rồi lại nằm xuống ngay giữa cánh đồng. Như một cái máy. Khẩu trung liên của chúng tôi như cũng tìm ra được khuyết điểm đó của chúng nên cũng cứ 5 phút một lại quạt một tràng. Cuộc chiến đấu căng thẳng. Sức tiến của địch chậm hẳn lại. Trên cầu súng của bạn lúc này cũng nã xuống như mưa. Hai chiếc T.54 đã bốc cháy. Nhấp nhô trùng điệp phía xa, địch quân đang dồn lên. Trên tuyến chiến đấu của chúng tôi đã thủng, cắt rời ba chúng tôi với anh em cùng vị “chỉ huy”.

Khẩu A.K. của tôi đã hết đạn. Tôi quăng súng nhìn 2 chiến hữu. Một người ngoắc đầu bảo tôi rút. Tôi thấy anh nạp băng đạn kép vào khẩu M.16 của anh và say sưa bắn tỉa như muốn yểm trợ cho tôi rút xuống bờ sông.

Không để lỡ cơ hội. Tôi lăn mình vào 1 bụi rậm sau lưng rồi cứ len theo các bụi lau sậy trườn xuống. Tiếng súng mỗi lúc mỗi xa dần. Ðến khi nhìn thấy bờ nước thì tôi đã cách xa hẳn tuyến chiến đấu rồi. Tìm được một bụi lau lớn, tôi để ngập mình trong làn nước, nhìn trở lại phía các bạn đang chiến đấu. Phía đó, không còn tiếng súng nữa. Phía cầu, khói bốc mù mịt. Nhiều tiếng nổ lớn dội lên. Tôi mong chiếc cầu sập xuống. Nhưng không, nó vẫn đó, vẫn vắt qua hai bờ, lưng cầu uốn lên vạch một đường cong trên bầu trời xanh ngắt. Mặt trời đã cao. Nước trên mặt đã ấm nhưng ở dưới chân vẫn còn buốt. Tôi nhìn về phía bờ bên kia. Tân Cảng - New Port. Hai chiếc tầu Hải Quân nhỏ vẫn còn đó. Tầu thuyền san sát. Người đen nghẹt trên bến.

Tôi ước ao bơi được qua sông. Sông quá rộng.

Lúc này tiếng súng phía cầu chỉ còn thưa thớt. Nhưng bầu trời bỗng rền vang tiếng trực thăng. Tôi mừng thầm. Quân ta đang được trực thăng vận phản công. Một chiếc Chinook rồi 2, rồi 3 lượn vòng về phía thành phố. Không có 1 cuộc đổ quân nào cả. Trên cầu đã có bóng nón cối qua lại.

Tôi ngậm ngùi nhớ vị “chỉ huy”, nhớ các chiến hữu trong mấy tiếng đồng hồ vừa qua. Họ còn sống không.

Bây giờ, 18 năm sau, tôi vẫn nghĩ họ còn sống, những người chiến binh không còn binh chủng.

***

Người kể chuyện vuốt mặt, đứng dậy đi về phía cửa sổ phòng khách. Anh kéo cánh cửa kính. Tiếng rào rạt liên tu bất tận của dòng xe cộ trên đường phố Cali ào vào phòng phá vỡ cái không khí trầm mặc của câu chuyện anh vừa kể.

Cả 4 người chợt nghĩ “Sắp hết ngày Chủ Nhật. Lại sắp bắt đầu một tuần lễ “đi cầy”.

Một ngày Tháng Tư

Nguyên Huy

San Ngay Mat Nuoc Nha Tan / American Racer Chuyen Tau Biet Xu




Sau Ngày Nước Mất Nhà Tan
(Phần 1)
American Racer, Chuyến Tàu Biệt Xứ
*
Hơn 33 năm trời đã trôi qua. Nhưng mối hận sầu “NƯỚC MẤT NHÀ TAN” vẫn còn đậm nét trong tâm trí người dân. Chẳng thế mà mỗi năm, cứ đến ‘Tháng Tư Ðen”, ai có lương tri cũng cảm thấy ngậm ngùi nhớ đến ngày lịch sử 30-4-1975: Từ Bắc vào Nam sa vào ách đô hộ Mác-Lênin. Hàng triệu người dân Việt đã phải tìm đường, liều mạng thoát thân ra hải ngoại.
Do đó, sau ‘Tháng Tư Ðen” năm nay, chúng tôi xin trích 3 phần trong cuốn truyện dài “Nửa Ðường Gẫy Cánh” --- thuật lại thảm trạng “SAU NGÀY NƯỚC MẤT NHÀ TAN” của người dân Việt --- để lần lượt phổ biến trên các diễn đàn.
· American Racer, Chuyến Tàu Biệt Xứ
· Wake Island, Hòn Ðảo Lưu Ðầy
· Fort Chaffee, Xứ Lạ Quê Người
Vì “Nửa Đường Gẫy Cánh” là cuốn truyện “hồi ký”, kèm theo nhiều sự kiện lịch sử, nên chúng tôi mong muốn tác phẩm được phổ biến rộng rãi đến độc giả --- nhất là giới trẻ. Lẽ dễ hiểu là đa số giới trẻ ở hải ngoại hiện nay, tuy có khả năng chuyên môn cao, nhưng vẫn còn nhiều người, chưa hiểu rõ Cộng Sản, hoặc chưa hiểu rõ cuội nguồn --- của bản thân mình, của gia đình mình. Nếu chẳng may, ai bị “nhiễm độc” VC tuyên truyền bịp bợm mà chiêm ngưỡng QUỐC TẶC Hồ Chí Minh là “anh hùng” dân tộc và nhìn nhận đảng giặc gian manh Việt Cộng đã “giải phóng đất nước” năm 1975 thì mặc nhiên, đã vô tình thoá mạ CHA ANH là “ngụy quân, nguỵ quyền” --- như ý giặc Cộng mong muốn.
<>
Ở ngoài khơi thị xã Vũng Tàu --- cách bờ biển khoảng 20 hải lý --- 4 giờ chiều rồi mà ánh nắng vẫn còn gay gắt. Trên mặt đại dương xanh biếc, những cơn sóng bạc đầu nhấp nhô từ xa chạy đến, vỗ vào chiếc tàu American Racer, tạo thành những tiếng kêu "lõm bõm". Đây là chiếc tàu dân sự thứ nhì --- sau chiếc Green Board --- được chính phủ Hoa Kỳ thuê đến biển Đông, phối hợp với chiến hạm Mỹ, chạy dọc theo bờ biển VN, cứu vớt dân chúng VN đi lánh nạn Cộng Sản. Sau khi chiếc tàu American Racer đã "chất đầy" người tỵ nạn --- kể cả vài ngàn người từ chiếc Green Board chuyển sang -- thì nhổ neo, rồi lấy hướng đi về phía Subic Bay, Phi Luật Tân.
Từ trên boong tàu American Racer đi xuống tầng 1, tầng 2, rồi tầng cuối, chỗ nào cũng chặt cứng người và người. Trẻ thơ thiếu sữa, gào khóc thảm thương. Người lớn mệt mỏi, ngồi ủ rũ một nơi. Ai nấy, quần áo tả tơi, vẻ mặt u sầu. Nhiều cảnh thương tâm diễn ra. Nơi thì phụ nữ ngồi ôm con, sụt sùi khóc chồng mới tử nạn. Chỗ thì đàn ông nằm úp mặt xuống sàn tàu để che dấu thương đau khi gia đình tan nát. Chuyện bất hạnh của mỗi người có phần khác biệt, nhưng tựu chung vẫn là thân phận của người dân mất nước đi tỵ nạn. Khi chạy thoát ra biển thì họ chấp nhận, tàu Mỹ, hay tàu của bất cứ nước nào cứu vớt, chở đi đâu thì đi, miễn là thoát khỏi thảm họa Cộng Sản.
Trong tâm trạng ấy, Bình và Thu Mai ngồi trầm tư trên boong tàu. Ngày cũng như đêm, lúc nào hai người cũng lo sợ cho gia đình: Bên nội ở chung cư Minh Mạng và trại Tam Hà; bên ngoại ở Thị Nghè, Sài Gòn. Kế tiếp là Tuấn và Diễm Hiền; Thảo và bé Hạnh. Liệu Diễm Hiền và Thảo, có thể thoát khỏi thảm cảnh đoạn trường hay không?
Làm sao Bình quên được thảm cảnh "nước mất nhà tan" ngày 30-4-1975? Chiều hôm ấy, chuyện xẩy ra trên chiếc Tuần Dương Hạm của Hải Quân Hoa Kỳ, giống như cơn ác mộng. Bình cảm thấy chua xót và ngỡ ngàng. Lịch sử sang trang, đầy rẫy tai họa. Cuộc sống biến đổi đột ngột và đau thương chưa từng thấy.

Không ngờ, sau khi thoát nạn, bay đến chiếc Tuần Dương Hạm USS Blue Ridge, Tuấn lại quyết định táo bạo, lấy chiếc UH, "đơn thân độc mã " bay trở về Sài Gòn --- giữa lúc thành phố này đang bị VC tiến quân chiếm đóng! Liệu Tuấn có tránh khỏi đạn phòng không của chúng bắn hạ hay không? Nếu Tuấn bị tử nạn, hoặc bị VC bắt, gia đình họ Hoàng chỉ còn lại Diễm Hiền, Thảo và mấy đứa trẻ thơ. Trẻ thơ và phụ nữ "chân yếu tay mềm" mà sống trong chế độ Cộng Sản sắt máu, làm sao thoát khỏi thảm cảnh đoạn trường?
Ngược dòng lịch sử, Bình vẫn còn nhớ, mỗi lần Cộng Sản chiến thắng, lại thêm một lần dân chúng VN chạy tán loạn. Điển hình là năm 1954, sau khi Cộng Sản thắng trận Điện Biên Phủ, đất nước chia đôi, có khoảng một triệu đồng bào miền Bắc đã lũ lượt, di cư vào Nam tỵ nạn. Trên con tàu Serpent --- chuyến tàu chở gia đình Bình cùng gia đình Tuấn và hàng ngàn người đồng cảnh --- không ai đếm xuể, có bao nhiêu gia đình tan nát: Con lạc mất cha, vợ lạc mất chồng, anh chị em mỗi người một ngả khi chạy trốn Cộng Sản. Chẳng thế mà các nạn nhân, vừa bước lên tàu vào Nam, vừa khóc mếu thảm thương.
Thế rồi, 20 năm sau, lịch sử lại tái diễn. Khi Cộng Sản chiếm trọn miền Nam --- chúng gọi là "Đại Thắng Mùa Xuân" --- hàng triệu đồng bào hoảng hốt, tìm đường lánh nạn. Nhưng lánh nạn bằng cách nào và chạy đi đâu bây giờ? Thảm cảnh diễn ra từ đầu tháng 4 năm 1975 đến nay, kể ra không hết. Ở bến tàu, ở phi trường, dọc theo quốc l từ miền Trung vào miền Nam, tổng Cộng mỗi ngày có hàng trăm ngàn người, chen lấn nhau, đạp lên nhau, tranh giành nhau lên tàu thuỷ, lên phi cơ, hay liều chết, dùng những chiếc thuyền bé nhỏ, vượt đại dương!

Nhiều người từ Kontum, từ Pleiku chạy ra Đà Nẵng. Cộng Sản chiếm Đà Nẵng, họ chạy vào Sài Gòn. Cộng Sản chiếm Sài Gòn, họ chạy lên Tây Ninh, băng qua biên giới, rồi vượt cả ngàn dặm rừng núi ở bên Cao Miên, để đến Thái Lan. Họ chấp nhận muôn vàn chông gai trên đường lánh nạn. Có thể gặp thú dữ, có thể gặp Khờ Me Đỏ dã man tàn ác. Chỉ vì trong thâm tâm, họ đã lựa chọn: Thà chết còn hơn kéo dài cuộc sống lầm than trong chế độ Cộng Sản!
Đó là thật sự lịch sử. Đó là hệ quả sau cuộc chiến --- xâm chiếm miền Nam --- do Cộng Sản khởi xướng: Máu và nước mắt của đồng bào lai láng khắp nơi. Từ cuối tháng 4 đến nay, ai có thể làm thống kê, tổng kết xem mấy chục ngàn người đã bị vùi thây nơi biển cả? Có bao nhiêu người được cứu sống? Dọc theo bờ biển miền Nam --- thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy và Phước Tuy -- mỗi ngày có mấy chục ngàn người đi vượt biển?
Hầu hết người tỵ nạn đều sử dụng tàu gỗ bé nhỏ, dân chài dùng để đánh cá trên sông. Mỗi chiếc chỉ chở được vài chục người là nhiều. Làm sao những tàu gỗ, lại có thể vượt đại dương, nhất là khi gặp sóng gió? Đấy là chưa kể chủ tàu tham lam, "nhét" người trên tàu chặt cứng như "cá hộp". Vì khi vượt biển, mỗi người phải trả cho chủ tàu dăm ba "cây vàng". Kết quả là sau khi ra khỏi bờ biển khoảng vài chục hải lý, những chiếc tàu gỗ ấy, không gặp chiến hạm Mỹ, hay tàu buôn của các nước khác cứu vớt, thì chuyện bị sóng gió lật úp là điều hiển nhiên.
Bình nhớ mãi "đêm lịch sử 30-4-1975" trên chiếc Tuần Dương Hạm USS Blue Ridge: Nhìn lên bầu trời, không một ánh sao; nhìn xuống mặt biển, chung quanh "tối đen như mực". Trong khi tiếng máy của con tàu hoà với tiếng gió biển kêu "ù ù" thì Thu Mai ngồi ôm con, sụt sùi khóc. Nghe âm thanh ai oán, Bình càng cảm thấy đau lòng. Nhưng anh biết làm gì để an ủi Thu Mai? Không biết đến bao giờ, nàng mới gặp lại cha mẹ, chị em và bạn hữu?
Suốt đêm hôm ấy, Bình không thể nào ngủ được. Có khi Bình đứng dựa vào thành tàu "trầm tư mặc tưởng" hết giờ này qua giờ khác. Có khi Bình thẫn thờ, đi lang thang trên boong tàu như kẻ mộng du. Lúc nào mệt mỏi, Bình ngồi một chỗ, đăm chiêu nhìn xuống mặt biển như bị "ma quỷ thôi miên".
Đến sáng hôm sau, Bình cùng đồng bào tỵ nạn --- trên chiếc Tuần Dương Hạm USS Blue Ridge --- di chuyển sang chiếc tàu dân sự Green Board. Vừa bước chân lên con tàu này, Bình gặp Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân VN; Chuẩn Tướng Huỳnh Bá Tính, Tư Lệnh Sư Đoàn III KQ. Nhiều Tướng Tá khác mà Bình thường gặp trong các cuộc hành quân trước đây, cũng đi trên chuyến tàu này. Trông người nào cũng buồn thảm như nhau. Khi mất nước, tất cả đều là nguời tỵ nạn. Họ được cấp phát phần ăn "dã chiến" --- thực phẩm đóng hộp của quân đi Mỹ --- mỗi ngày hai lần. Chỉ tội nhiệp cho các trẻ thơ, không có sữa nên gào khóc thường xuyên. Trường hợp như bé Châu mới sinh được 3 tháng, Thu Mai phải lấy nước đường --- ở trong hp trái cây --- cho Châu uống.
Kế tiếp là nỗi khổ của phụ nữ và cụ già. Vì sợ hãi cầu vệ sinh "lộ thiên, treo lủng lẳng trên cao", nên nhiều người đã phải nhịn ăn, nhịn uống mấy ngày liên tiếp. Chuyện xẩy ra chỉ vì Green Board là tàu chở hàng hóa. Nên khi "chất đầy" mấy ngàn người tỵ nạn, thủ thủy đoàn phải dùng gỗ, đóng 2 dẫy cầu vệ sinh lộ thiên --- dọc theo hai bên con tàu và cách xa mép tàu cả năm bẩy mét. Mỗi lần gặp gió lớn và sóng biển nhấp nhô, người sử dụng phải bám chặt tay vào mấy thanh gỗ, nếu không thì rất dễ dàng, bị gió hất xuống biển. Đấy là chưa kể, sóng gió thường xuyên làm dẫy cầu gỗ thô sơ này lắc lư, kêu kẽo kẹt, nghe như sắp sửa gẫy! Nhất là về ban đêm vắng người, trời tối đen, gió thổi vù vù, người nào sử dụng loại "cầu treo" này mà bất cẩn, rơi xuống biển thì không ai biết đến.
Mặc dù, tình trạng của 2 dẫy cầu vệ sinh "ngặt nghèo" như thế, nhưng Bình vẫn không dám quả quyết, đó là nguyên nhân làm cho ông Ba --- người tỵ nạn trên tàu Green Board --- bị thiệt mạng. Vì khi chạy trốn Cộng Sản, mấy lần ông Ba sa vào thảm cảnh kinh hoàng, nên tâm thần bị khủng hoảng. Như vậy, có thể chính ông Ba đã tự ý đâm đầu xuống biển để kết liễu cuộc đời.
Dù giả thuyết này đúng hay sai, nạn nhân còn lại vẫn là bé Kim 8 tuổi --- cô gái út của ông --- đang sa vào thảm cảnh đoạn trường. Từ tàu Green Board chuyển sang tàu American Racer, Bình đã chứng kiến bé Kim, lúc ngồi sụt sùi khóc, lúc đứng bên thành tàu, nói lảm nhảm. Nhiều người có thiện tâm, đến hỏi chuyện bé Kim để an ủi, nhưng không thể nào xoa dịu được nỗi đau thương của cô bé. Không hiểu vì quá mệt mỏi, hay vì nước mắt đã cạn khô, bây giờ bé Kim không kêu khóc nữa! Cô bé đang nằm thoi thóp thở, trông giống như bệnh nhân trong cơn hấp hối.
Bình còn nhớ, cách đây mấy hôm, trên tàu Green Board, hai cha con ông Ba ngồi khóc lóc thảm thương. Khi Bình đến hỏi chuyện, tìm cách an ủi thì ông Ba mếu máo, kể lể sự tình liên miên suốt mấy tiếng đồng hồ.
*
Gia đình ông Ba có 4 người, cư ngụ tại Đà Nẵng. Khi thành phố này bị VC tấn công, ông hoảng hốt, phải mua vé phi cơ chợ đen, để đem vợ con vào Sài Gòn lánh nạn. Nhưng không may, trong lúc gia đình ông đang xếp hàng, bước lên phi cơ thì VC pháo kích tới tấp. Hành khách chạy tán loạn, giẫm cả lên nhau. Chiếc phi cơ đậu bên này căn nhà vòm thì đạn nổ ngay ở bên kia. Sỏi đá, cát bụi văng tứ tung. Vợ ông và cậu con trai bị thương, nằm giẫy dụa trên vũng máu --- ở gần cửa phi cơ, ngay bên cạnh ông. Trong lúc kinh hoàng, ông Ba và bé Kim bị "biển người" chạy ùa tới, xô đẩy vào phi cơ --- không thể nào cưỡng lại được. Ngay sau đó, cửa phi cơ khép kín. Chiếc phi cơ "hoảng sợ", chạy ra phi đạo, cất cánh.
Thế là hai cha con ông, kêu gào thảm thiết, ngỏ lời van xin phi hành đoàn cho trở lại Đà Nẵng để nhận xác chết của người thân. Nhưng không ai có thể đáp ứng được ý nguyện của các nạn nhân. Vừa đến Sài Gòn, ông Ba cùng bé Kim, thuê xe lại nhà "Bác Hai". Cả nhà "Bác Hai" xúc động khi nghe ông Ba khóc lóc, kể lể sự tình. Họ tìm cách an ủi, nhưng không ai có thể giúp được ông Ba trở về Đà Nẵng. Vì các tỉnh miền Trung hồi trung tuần tháng 4 năm 1975, đang bị VC tấn công nên đường xá bị tắc nghẽn. Ông Ba không còn cách nào, đành phải ở lại nhà "Bác Hai". Hết ngày này sang ngày khác, bé Kim thì nằm trên giường, sụt sùi khóc. Còn ông Ba thì quẫn trí, nhiều lúc như người điên, ngồi trong phòng một mình, lẩm bẩm kể lại chuyện kinh hoàng ở phi trường Đà Nẵng.
Đến đêm 28 rạng ngày 29-4-1975, VC pháo kích tới tấp vào phi trường Tân Sơn Nhất và thành phố Sài Gòn. Khu nhà "Bác Hai" bị trúng đạn. Lửa cháy bùng lên làm cả xóm hoảng hốt. Ông Ba cùng bé Kim theo gia đình "Bác Hai", chạy thoát thân vào Chợ Lớn. Nhưng sau, họ lại đi theo "Chú Tư", chạy ra khu bến tàu Sài Gòn.
Khi đến nơi, họ bị "cuốn theo chiều gió": Nhìn thấy đồng bào chen lấn nhau, leo lên chiếc sà-lan thì họ làm theo --- chạy đi đâu cũng được, miễn là thoát ra khỏi thảm hoạ Cộng Sản. Khi chiếc sà-lan chạy ra gần đến cửa biển, không ngờ gặp VC núp bên kia bờ sông, bắn tới tấp. Hai cha con ông nằm xẹp xuống sàn. Chung quanh ông: Máu, nước mắt, tiếng kêu gào... và xác người chết ngổn ngang. Trong giây phút kinh hoàng, hai cha con ông Ba không còn hồn vía gì nữa. Mãi đến khi chiếc sà-lan chạy thoát ra ngoài biển, ông Ba mới biết: "Chú Tư" và gia đình "Bác Hai" không còn người nào sống sót. Ông Ba và bé Kim, thêm lần nữa, ôm mặt khóc "hu hu" bên cạnh xác chết của người thân --- nằm cong queo trên vũng máu. Phía trước ông là mấy người bị thương, lúc kêu khóc, lúc rên hừ hừ. Chỉ dăm phút sau, họ tắt thở. Nhóm thanh niên trên sà lan không biết làm gì hơn là đẩy xác các nạn nhân xuống biển.
Sau nửa ngày lênh đênh trên biển cả, chiếc sà-lan mới gặp chiếc tàu chiến của Hạm Đội Mỹ cứu vớt. Nhiều người tưởng là thảm hoạ đã qua. Nhưng không ngờ, khi hai cha con ông Ba chuyển sang tàu Green Board, chuyện bất hạnh kế tiếp lại xẩy đến.
Lần này, chẳng có ai dám quả quyết: Vì ông Ba bất cẩn, khi sử dụng loại cầu vệ sinh "lộ thiên, treo lủng lẳng trên cao", nên bị sóng gío hất xuống biển? Hay vì chuyện kinh hoàng --- ở phi trường Đà Nẵng và trên chiếc sà-lan --- khiến ông mang bệnh tâm thần, nên đã tự ý đâm đầu xuống biển để kết liễu cuộc đời? Bình không biết, giả thuyết nào đúng. Nhưng sau khi chuyện xẩy ra, anh chứng kiến, bé Kim vừa đi tìm cha, vừa sụt sùi khóc.
- Ba cháu... ba cháu, đêm hôm qua đi đến dẫy nhà cầu này nè ... Cháu đợi hoài ... đến sáng, đi tìm nhưng chẳng thấy ba cháu đâu.
Bé Kim sụt sùi, kể lể sự tình rồi lẩn thẩn hỏi Bình:
- Chú có nhìn thấy... ba cháu ở đâu không?... Hay ba cháu rớt xuống biển rồi?
Bình muốn tạo hy vọng, nói an ủi bé Kim:
- Ở trên boong này, chú không thấy. Cháu theo chú, thử xuống tầng dưới xem sao, biết đâu ba cháu "đi lạc" ở dưới đó? Bình ngậm ngùi, nhìn đôi mắt bé Kim đỏ hoe: Thân gái mới 8 tuổi đầu, bơ vơ không nơi nương tựa, cuộc đời sẽ phiêu dạt về đâu? Anh dẫn bé Kim, lần lượt đi xuống tầng 1, tầng 2 để "tìm ông Ba".
*
"Câu Chuyện Kinh Hoàng" kể trên, kết thúc thương tâm như vậy, ám ảnh Bình mấy ngày vừa qua. Từ tàu Green Board chuyển sang tàu American Racer, Bình vẫn còn thấy bé Kim, có lúc ngồi sụt sùi khóc, có lúc đứng ngơ ngác, nhìn hết nơi này đến nơi khác rồi nói lảm nhảm. Như mấy lần trước, Bình và Thu Mai đến an ủi bé Kim. Nhưng lần nào bé Kim cũng "dạ, vâng", hoặc gật đầu, hoặc lắc đầu. Cuối cùng, bé Kim ôm mặt khóc lóc nức nở. Bây giờ, chắc hẳn là bé Kim đã kiệt sức, nên nằm co ro, thoi thóp thở.
Trong khi đó, con tàu biệt xứ --- American Racer --- vẫn tiếp tục lướt sóng, chạy về phía Subic Bay. Trên boong tàu, Bình đứng nhìn cảnh biển khơi lúc chiều dần tàn. Màn đêm đang từ từ buông xuống. Thêm một ngày buồn thảm trôi qua. Thế nhưng, nỗi gian truân của gia đình Bình, của hàng trăm ngàn người tỵ nạn, của cả dân tộc VN vẫn còn kéo dài. Nhìn xuống mặt đại dương, lờ mờ trong bóng tối, Bình trông thấy những làn sóng bạc đầu nhấp nhô từ xa chạy đến, vỗ vào con tàu, tạo thành những tiếng kêu "lõm bõm".
Âm thanh ấy và cảnh biển khơi, kéo dài từ hôm 30-4-1975 đến nay, cùng với nỗi hận sầu vong quốc, đã in sâu vào tâm trí Bình. Anh không ngờ, miền Nam lại sa vào thảm hoạ Cộng Sản mau chóng đến như thế! Hàng chục năm, Quân Lực VN Cộng Hoà đã chiến đấu kiên cường. Không ai dám nghĩ là đoàn quân ấy lại tan rã, trong khoảng 1 tháng. Kể từ khi VC xé bỏ Hiệp Định Ba-Lê, tấn công vào thành phố Ban Mê Thuột, thảm cảnh diễn ra ở miền Nam, không khác nơi địa ngục là bao. Hàng chục triệu người, sa vào cảnh "đổi đời", đột ngột và đau thương, ngoài sức tưởng tượng của Bình:
Gia đình Tuấn chỉ là trường hợp điển hình cho hàng triệu gia đình sa vào thảm cảnh ly tán, biệt phương.
Gia đình ông Ba chỉ là trường hợp điển hình cho hàng trăm ngàn gia đình sa vào cảnh kinh hoàng trên hành trình tỵ nạn Cộng Sản.
Bé Kim chỉ là trường hợp điển hình cho hàng trăm ngàn trẻ thơ, phải sống trong thảm cảnh đoạn trường, cuộc đời bơ vơ, không nơi nương tựa.
*
Suốt mấy ngày lênh đênh trên biển cả, hàng ngàn người tỵ nạn trên con tàu American Racer, đã đến Subic Bay --- căn cứ của Hải Quân Hoa Kỳ ở Phi Luận Tân.
Lúc con tàu cập bến, Bình đứng trên boong, ngơ ngác nhìn đường phố: Xe chạy tấp nập, nhà cửa khang trang. Cuộc sống thanh bình "nơi xứ lạ quê người" làm anh chạnh lòng, nghĩ đến VN với thảm cảnh chiến tranh máu lửa; với nỗi kinh hoàng khi dân chúng đi lánh nạn; với nỗi thống khổ của bản thân, gia đình, đồng đi và đồng bào từ khi thảm hoạ Cộng Sản lan tràn. Còn nỗi buồn nào thê thảm hơn thế nữa không?
Trong tâm trạng ấy, Thu Mai ôm bé Châu, ngồi ủ rũ --- ngay phía sau Bình. Bên cạnh nàng là Phượng. Cô bé 2 tuổi, sau nhiều ngày không có sữa uống thì níu áo mẹ, kêu khóc thảm thiết:
- Mẹ ơi! Về nhà... về nhà với bà... uống sữa!
Nghe giọng trẻ thơ gào khóc, đòi "về nhà với bà, uống sữa", Thu Mai xúc động. Nàng nghẹn ngào, nói với con:
- Không về nhà được đâu!... Không còn gặp bà được nữa! Bà ở tuốt Thị Nghè, Sài Gòn... xa lắm... Con nín đi!
Mặc dù nói với bé Phượng như vậy, nhưng đôi mắt nàng ứa lệ. Thu Mai tự hỏi, đến bao giờ nàng mới có thể trở về Thị Nghè để gặp lại cha mẹ và chị em?
Bé Phượng vẫn khóc nức nở:
- Bố ơi! Về... về nhà với bà! Đừng đi nữa... về nhà, uống sữa!
Khi nghe tiếng trẻ thơ gào khóc, đòi về nhà, tình yêu quê hương trong lòng Bình dâng lên. Anh thở dài, rồi cúi xuống ôm bé Phượng vào lòng:
- Hồi nãy nghe mẹ nói, con có hiểu không? Nhà mình ở Sài Gòn... xa lắm... không về được nữa.
Bồng con lên, anh đưa tay chỉ bâng quơ về phía chân trời xa thẳm, rồi nghẹn ngào nói với đứa bé:
- Nhà mình ở Sài Gòn... xa lắm... ở tuốt phía chân trời kia kià... Đi tàu thủy mấy ngày, mấy đêm mới đến được!
Trong khi ấy, có chiếc chiến hạm của Hải Quân VN Cộng Hoà từ ngoài khơi, chạy vào cập bến Subic Bay. Lúc đến nơi, con tàu thả neo, đậu gần chiếc American Racer. Không lâu sau, tiếng ồn ào gọi nhau xen kẽ với tiếng hô "nghiêm, nghỉ" trên chiếc chiến hạm ấy vang lên. Bình ngạc nhiên, nhìn thấy nhiều toán quân nhân cùng đồng bào tỵ nạn ở trên con tàu ấy, đi qua đi lại, rồi xếp thành hàng ngang, hàng dọc. Anh thầm hỏi:
- Họ tập họp trên boong tàu làm gì? Chắc hẳn là họ xếp hàng xuống tàu để xin vào căn cứ Hải Quân Mỹ, tỵ nạn Cộng Sản?
Bình đang thắc mắc thì không ngờ, tiếng hát bài Quốc Ca Việt Nam vang lên:
"Này công dân ơi! Đứng lên đáp lời sông núi... Đồng lòng cùng đi... hy sinh tiếc gì thân sống".
Nhìn lá Quốc Kỳ Việt Nam màu vàng 3 sọc đỏ, từ Đài Chỉ Huy của chiếc chiến hạm, từ từ xuống thấp, Bình hiểu là Thuỷ Thủ Đoàn cùng đồng bào đang làm lễ Hạ Cờ --- trước khi trao chiếc chiến hạm ấy cho Hải Quân Hoa Kỳ. Anh vội vàng, nắm tay Thu Mai, kéo nàng đứng dậy. Cả trăm người trên boong tàu American Racer cũng tự động làm theo.
"Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên... làm sao cho Núi Sông... từ nay luôn vững bền..."
Nghe giọng hát nghẹn ngào, nhiều lúc đứt quãng, của các Quân Nhân đứng chung quanh, hoà với tiếng khóc của trẻ thơ và tiếng gió biển thổi vù vù, Bình và Thu Mai không thể nào cầm được nước mắt. Nhiều người xúc động mạnh, ôm mặt khóc hu hu. Trong thảm cảnh "nước mất nhà tan", mọi người đều ngầm hiểu, VN Cộng Hoà đã xụp đổ, Quân Lực VN Cộng Hoà đã tan rã. Đây là buổi chào cờ cuối cùng, "vĩnh biệt" VN Cộng Hoà? Thoáng qua trong trí nhớ của Bình, hình ảnh những buổi lễ chào cờ trang nghiêm, khi ở vũ đình trường Lê Lợi tại Trường Võ Bị Quốc Gia, khi ở sân cờ Bộ Tư Lệnh Không Quân, hoặc trong ngày Quốc Khánh ở Sài Gòn, chưa có lần nào Bình bị cảm kích như lần này.
"Công dân ơi!... Mau làm cho cõi bờ... thoát cơn tàn phá... vẻ vang nòi giống... Xứng danh... nghìn năm... giòng giống Lạc Hồng".
Khi bài Quốc Ca "Tiếng Gọi Công Dân" vừa chấm dứt, anh em Quân Nhân cùng đồng bào tỵ nạn trên con tàu Greenboard, nghẹn ngào nhìn nhau qua làn nước mắt: Quần áo tả tơi, dáng điệu bơ phờ và đều mang tâm trạng, hận sầu vong quốc như nhau!
*
Trên boong tàu, nhiều người xúm lại, kể lể tâm sự ồn ào. Bình ngồi im lặng bên cạnh Thu Mai. Tâm trí anh bị chìm đắm trong thảm cảnh "nước mất nhà tan".
"Dương Văn Minh đã dâng miền Nam cho Cộng Sản! Hắn đã kêu gọi Quân Ðội VNCH buông súng"!
Thế là đất nước chúng ta, từ Bắc vào Nam, sa vào ách cai trị của "đoàn quân Quốc Tế Vô Sản Mác-Lênin" do Nga Tàu điều khiển.
Thế là dân tộc chúng ta từ Bắc vào Nam, phải cúi đầu "thờ Mao Chủ Tịch, thờ Stalin bất diệt".
Thế là đồng bào chúng ta, từ Bắc vào Nam, "làm ngày chưa đủ, tranh thủ làm đêm", nhưng cơm vẫn không đủ ăn, áo vẫn không đủ mặc!
Đó là "thành tích" của đảng CSVN. Sau 30 năm chiến tranh máu lửa, chúng đã "thống nhất đất nước": Hai miền Nam Bắc, cùng đặt dưới ách nô lệ Mác-Lênin. Hai miền Nam Bắc cùng lầm than nghèo khổ như nhau.
Nghĩ như vậy, uất hận trong lòng Bình lại dâng lên. Anh thầm hỏi:
- Hàng chục năm trôi qua, Quân Lực VN Cộng Hoà chiến đấu kiên cường, tại sao đến ngày 30-4-1975 lại thảm bại? Vì giới lãnh đạo VN Cộng Hoà yếu kém? Hay vì thế lực ngoại bang xếp đặt?
Cả hai đều đúng. Trong lúc VN Cộng Hoà bị Hoa Kỳ cúp viện trợ, Quân Đội không có đủ vũ khí thì làm sao miền Nam nhỏ bé, có thể đương đầu với đại khối Quốc Tế Cộng Sản? Không những thế, đa số các cấp lãnh đạo thời Đệ Nhị Cộng Hoà, đều là những kẻ bất xứng, về nhân cách cũng như về khả năng. Phe nhóm "Tướng Tá Phản Loạn" như Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Cao Kỳ và Đỗ Mậu là những nhân vật điển hình.
Ngược lại, hình ảnh của các vị Tướng Lãnh khả kính như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ cùng Đại Tá Trần Văn Hai và Thiếu Tá Lê Anh Tuấn, lần lượt thoảng qua trong tâm trí của Bình. Gần gũi với anh nhất hình ảnh của Th/T Lê Anh Tuấn -- người bạn học cùng lớp suốt 7 năm trời qua hai mái trường trung học Nguyễn Trãi và Chu Văn An. Nên khi nghe tin Th/T Tuấn tuẫn tiết ngày 30-4-1975 cùng với các liệt vị kể trên, Bình xúc động mạnh.
Đồng thời, hình ảnh các Hoa Tiêu đã chiến đấu rất can cảm, như Phạm Phú Quốc, Trần Thế Vinh và Nguyễn Du, cũng lần lượt hiện ra trong ký ức của Bình. Trong phi đoàn 219, nhiều Kingbees xuất sắc, đã gẫy cánh mà anh em Không Quân thường nhắc đến, kể ra không hết:
Nguyễn Phi Hùng, anh em Kingbees thường gọi là "Hùng Râu Kẽm", đạt được nhiều chiến tích lẫy lừng. Tất cả anh em Biệt Kích Lôi Hổ -- đã từng gởi mạng sống vào tay ông -- đều còn nhớ. Có lần ông chở toán Biệt Kích, đáp phi cơ giữa chiến khu, bị VC bắn trúng vai, máu chảy ướt đẫm cả cánh tay. Ông Hùng vi vàng giao cần lái cho Hoa Tiêu phụ, rồi móc khăn từ túi áo ra, bịt vết thương lại. Sau khi làm xong, ông tiếp tục lái phi cơ trở về căn cứ.
Nguyễn Thanh Giang, bản tính ngang tàng và có tinh thần "hiệp sĩ". Nhiều lần ông bay với Tuấn, thả Biệt Kích vào sào huyệt VC ở phía Bắc sông Bến Hải. Có lần ông bay với Bình, bị liên thanh VC bắn hàng chục viên vào thân phi cơ, trông lỗ trỗ tựa như tổ ong. Cuối cùng, ông Giang bị bắn rơi xuống đồi 31 trong trận Hạ Lào năm 1970.
Trong lúc Bình đang ngồi im lặng, hồi tưởng những kỷ niệm trong đời quân ngũ, kèm theo hình ảnh của Tuấn cùng anh em Hoa Tiêu ở Biên Hoà thì trên máy vi âm của con tàu American Racer vang lên:
- Xin quý vị lưu ý! Quý vị hãy chuẩn bị sẵn sàng. Khoảng mươi phút nữa, quý vị sẽ xuống tàu. Theo mũi tên màu da cam, quý vị đến phòng đợi để đáp phi cơ, đi tới các trại tạm trú. Ở bên dưới con tàu American Racer, phía bên tay trái, có phòng riêng dành cho Quân Nhân VN Cộng Hoà, cởi bỏ quân phục -- thay quần áo dân sự.
(Xin xem tiếp phần 2:
Wake Island, Hòn Ðảo Lưu Ðầy)
<>
<> <>
NXB Lam Sơn trân trọng giới thiệu
cuốn truyện dài
thời chiến tranh 1945-1975:
Nửa Đường Gẫy Cánh
*
Trong ấn bản lần thứ 3 này, nhiều phần đã được tác giả Ðỗ Quốc Anh Thư sửa đổi. Qua 425 trang sách, dầy gấp đôi cuốn cũ, NĐGC có nhiều tình tiết hấp dẫn, kèm theo sự kiện lịch sử, để phản ảnh trung thực thảm cảnh 30 năm chiến tranh máu lửa (1945-1975).

· Hai biến cố lịch sử xẩy ra ngày 20-7-1954 và 30-4-1975, đã làm cho hàng triệu người "đổi đời" đột ngột và vô cùng đau thương. "Nửa Đường Gẫy Cánh" chỉ là câu chuyện điển hình, cốt truyện được xây dựng trên sự thật --- xẩy ra trong thời gian chiến tranh.
· Thảm cảnh của miền Nam trong cơn hấp hối và nỗi hận sầu "nước mất nhà tan" của hai Hoa Tiêu Không Quân VNCH trên Tuần Dương Hạm USS Blue Ridge ngày 30-4-1975.
· Những bí ẩn của phi vụ "Không Số" --- do Hoa Tiêu VNCH và Hoa Kỳ đảm trách --- cùng hoạt động của các chiến sĩ Biệt Kích Lôi Hổ dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh và ngã ba biên giới Việt-Miên-Lào.
· Câu chuyện kinh hoàng và thảm cảnh đau thương của dân chúng VN trên hành trình tỵ nạn Cộng Sản nơi biển Đông: Từ tàu Greenboard đến tàu American Racer, trong trại tạm trú Wake Island và Fort Chaffee.
· Thảm cảnh đoạn trường của 2 cựu SVSQ Trường Võ Bị QGVN cùng hàng triệu người dân Việt: Một đời người, hai lần quốc hận, phải sống trong thảm cảnh "nước mất nhà tan".
*
Xin liên lạc với Nguyễn Thứ Dũng
LamSonVN@SBCglobal.net
Điện thoại 408-225-8476

Wednesday, May 14, 2008

Wake Island, 1975



Wake Island, Hòn Ðảo Lưu Ðầy
*
Như dự trù, sau “Tháng Tư Ðen” năm nay, chúng tôi trích đoạn 3 phần của cuốn “Nửa Đường Gẫy Cánh” để phổ biến trên diễn đàn.
Lần trước, phần 1, “American Racer, Chuyến Tàu Biệt Xứ” đã được phổ biến. Lần này, xin gởi đến quý vị, phần 2, “Wake Island, Hòn Ðảo Lưu Ðầy”. Lần sau, phần3, “Fort Chaffee, Xứ Lạ Quê Người”.
Vì “Nửa Đường Gẫy Cánh” là cuốn truyện “hồi ký”, kèm theo nhiều sự kiện lịch sử, nên chúng tôi mong muốn tác phẩm được phổ biến rộng rãi đến độc giả --- nhất là giới trẻ. Lẽ dễ hiểu là đa số giới trẻ ở hải ngoại hiện nay, tuy có khả năng chuyên môn cao, nhưng vẫn còn nhiều người, chưa hiểu rõ Cộng Sản, hoặc chưa hiểu rõ cuội nguồn --- của bản thân mình, của gia đình mình. Nếu chẳng may, ai bị “nhiễm độc” VC tuyên truyền bịp bợm mà chiêm ngưỡng QUỐC TẶC Hồ Chí Minh là “anh hùng” dân tộc và nhìn nhận đảng giặc gian manh Việt Cộng đã “giải phóng đất nước” năm 1975 thì mặc nhiên, đã vô tình thoá mạ CHA ANH là “ngụy quân, nguỵ quyền” --- như tà ý giặc Cộng mong muốn.
*

*
(Nếu không nhìn thấy ảnh, xin quý vị bấm vào hàng chữ phía dưới)
http://i167. photobucket. com/albums/ u156/LamSonVN/ QuangBaNDGC1- 1.jpg
*
* *
Sau Ngày Nước Mất Nhà Tan
(Phần 2)
Wake Island, Hòn Ðảo Lưu Ðầy
*
Suốt mấy tuần lễ nay, ban đêm cũng như ban ngày, thảm cảnh "nước mất nhà tan" hồi Tháng Tư Đen năm 1975 --- súng nổ, người chết; Cộng Sản tiến quân, dân chúng VN chạy tán loạn --- vẫn liên tục, thay phiên nhau ám ảnh, khiến Bình buồn thảm khôn nguôi. Cuộc đời biến đổi đột ngột và đau thương chưa từng thấy. "Mới ngày nào", hàng triệu người đang sống yên vui. Đến nay, gia đình tan nát. Con mất cha, vợ mất chồng. Anh chị em mỗi người một ngả. Thân phận người Chiến Sĩ Cộng Hoà như Bình, "mới ngày nào" cùng Tuấn, cùng các chiến hữu Không Quân, còn tung hoành trên vùng trời lửa đạn. Ai ngờ hôm nay, anh trở thành kẻ vong quốc, đi tỵ nạn ở nơi "xứ lạ quê người", đêm đêm nằm ngủ dưới mái hiên của "căn nhà hoang" trên đảo Wake.

Đúng nghĩa là kẻ không nhà. Đêm nay cũng như mấy đêm trước, mỗi lần Bình thức giấc lại thêm một lần, thảm cảnh "bể dâu" hiện ra trong ký ức của anh. Bình nằm trăn trở hết giờ này qua giờ khác, không thể nào ngủ được. Khi thì anh mường tượng đến vẻ mặt thiểu não của Thảo và bé Hạnh ở Sài Gòn, bị công an Việt Cộng áp ức, hạch hỏi đủ điều. Khi thì anh nghĩ đến nỗi khổ đau của Diễm Hiền tay ẵm con thơ, mỏi mòn trông chờ Tuấn trở về, hết ngày này qua ngày khác, nhưng vẫn biệt vô âm tín. Đêm hôm trước, vừa mới nhắm mắt ngủ được khoảng dăm phút, Bình gặp cơn ác mộng: Chiếc UH của Tuấn, khi bay vào không phận Sài Gòn bị VC bắn lên tới tấp. Phi cơ bị trúng đạn rồi phát hoả, cháy đỏ rực như bó đuốc từ trên không trung rơi xuống. Sau cơn ác mộng, Bình lại càng cảm thấy lo ngại cho người bạn xấu số.

Bây giờ, chỉ có Trời mới biết được thân phận của Tuấn ra sao? Tuấn bị VC bắt giam ở đâu? Hay anh đã bị chúng bắn hạ cùng với chiếc UH khi bay vào không phận Sài Gòn chiều ngày 30-4-1975?
"Đó chỉ là giả thuyết". Bình thầm nghĩ như thế để xua đuổi nỗi lo âu sau cơn ác mộng. Thế nhưng, khi nhìn vào cuộc sống của chính bản thân mình, Bình lại còn cảm thấy bi quan hơn. Anh tự hỏi, trong quãng đời còn lại, sống trên "đất khách quê người", ngôn ngữ bất đồng, văn hoá khác biệt, trong túi không có một xu, cuộc sống sẽ ra sao? Biết đến bao giờ Bình mới quên được mối "hận sầu vong quốc"? Thu Mai cùng cô Hằng, cô Hương và cậu Thiện cũng nhìn thấy tương lai đen tối như thế. Nên mỗi khi bàn chuyện với nhau, người nào cũng "than vắn thở dài".

Vì bi quan như thế, nên mấy tuần lễ trước đây, khi đi trên chuyến tàu Green Board, gặp bé Kim sa vào thảm cảnh đoạn trường, Bình và Thu Mai không dám rủ cô bé đi theo gia đình mình. Bây giờ trên đảo Wake, hai người đều có ý ân hận. Trong phần đời còn lại, Bình không bao giờ quên được thảm cảnh của bé Kim, của Tuấn, của những người đồng cảnh khi "nước mất nhà tan"!
Đêm nay, tâm trạng Bình không khác mấy đêm trước. Anh nằm trăn trở hết giờ này qua giờ khác. Nhìn đồng hồ đeo trên tay, gần 3 giờ sáng rồi mà anh vẫn không ngủ được. Bình đứng dậy, đi băng qua con đường nhựa, rồi xuyên qua kẻ hở của bức tường bê-tông, để ra bờ biển. Nhìn hàng trăm tảng bê-tông, được dựng thẳng đứng, cao gần bằng mái nhà, nối tiếp nhau, chạy dọc theo bờ biển, Bình hiểu là bức tường này được dựng lên để ngăn chặn bão tố --- "tấn công" vào hòn đảo nhỏ bé.

Chỉ mất vài phút đồng hồ, từ căn nhà tạm trú, Bình đã đi đến bờ biển. Dưới ánh trăng thanh, có gió mát, có tiếng sóng biển kêu lõm bõm, Bình thẫn thờ đi dọc theo bãi biển như kẻ mộng du. Nhìn những làn sóng bạc đầu trên mặt đại dương phản chiếu ánh trăng lấp lánh, Bình nhớ đến bãi biển Vũng Tàu và bãi biển Nha Trang. Anh dừng chân, đứng trên bãi cát, đăm chiêu nhìn về phía Tây: Ở nơi chân trời mịt mờ, xa thẳm, là bờ biển VN. Bình lẩm bẩm tự hỏi, biết đến bao giờ, VN mới thoát khỏi thảm hoạ Cộng Sản để anh trở về sống dưới mái nhà xưa?

Trong tâm trạng ấy, Thu Mai cũng như Hằng, Hương và Thiện, từ khi xa cha mẹ đến nay, lúc nào cũng ủ rũ như những kẻ không hồn. Bình còn nhớ chuyến bay từ Subic Bay đến đảo Wake, Thu Mai vừa bước lên phi cơ, vừa lau nước mắt. Nàng hiểu rằng, mỗi lần di chuyển như thế, lại thêm một lần, đi sâu vào con đường "nghìn trùng xa cách"! Ở nơi "xứ lạ quê người", biết đến bao giờ Thu Mai mới gặp lại cha mẹ và chị em?
Thật ra, gia đình Thu Mai ở Thị Nghè, sa vào thảm cảnh ly tán, không phải là trường hợp duy nhất. Đó chỉ là trường hợp điển hình. Qua bản tin của "Ủy Ban Đặc Nhiệm" phổ biến chiều hôm qua, Bình thầm hỏi, có bao nhiêu gia đình ly tán trong "Tháng Tư Đen" năm 1975 vừa rồi? Vì bản tin chỉ cho biết, tổng kết đến cuối tháng 5 vừa qua, có gần nửa triệu người Việt đi tỵ nạn Cộng Sản. Con số này càng ngày càng gia tăng và chắc chắn trong vài năm tới, sau khi "nếm mùi Cộng Sản", sẽ có hàng triệu người đi vượt biên, vượt biển.

Hiện thời, nửa triệu người tỵ nạn, liên tục được tàu chiến của Đệ Thất Hạm Đi Mỹ cứu giúp và lần lượt, được chuyển đến tạm trú ở đảo Guam, đảo Wake, trong trại Pendleton và trại Fort Chaffee. Bình còn được biết, nhiều nước khác --- như Anh, Pháp, Canada và Úc --- cũng cử đại diện đến đảo Guam, để đón nhận người VN tỵ nạn vào nước họ, "làm lại cuộc đời".
Ở đảo Wake, có khoảng 3 ngàn người tỵ nạn, tạm trú trong những căn nhà bỏ hoang --- trước kia là khu gia binh của Hải Quân Hoa Kỳ. Mỗi người được "Ủy Ban Đặc Nhiệm" cấp cho tấm thẻ mầu để đi ăn ở nhà ăn "Xanh, Đỏ, Trắng” hay “Vàng”, tuỳ theo khu tạm trú. Đồng thời, cứ khoảng mươi người, lại có thêm cuốn sổ lãnh vật liệu -- thường dùng hàng ngày.

Theo ước đoán sơ khởi của nhân viên Sở Di Trú, trong 3 ngàn người tỵ nạn trên đảo Wake, có khoảng 10 % là nhân viên làm sở Mỹ; 30% là Quân Nhân, hoặc công chức VN Cộng Hoà; 55% là dân chài lưới và 5% là thương gia, hay tư chức. Trong mấy ngày đầu, tất cả người tỵ nạn đều phải kê khai lý lịch. Sở Di Trú Mỹ cứu xét từng hồ sơ để cấp giấy cho người tỵ nạn vào Mỹ. Ưu tiên 1 là thân nhân của người Mỹ. Ưu tiên 2 là nhân viên làm sở Mỹ. Ưu tiên 3 là Sĩ Quan và công chức VNCH từ cấp Trưởng Phòng trở lên.
Đại đa số dân tỵ nạn đều có thân nhân --- cha mẹ, vợ con, hoặc anh chị em --- bị thất lạc, hay còn kẹt ở lại VN. Ban ngày, họ tụ họp từng toán năm ba người, kể lể tâm tình cho nhau nghe, rồi sụt sùi khóc than trước thảm cảnh gia đình ly tán. Ban đêm, họ nằm la liệt, ngủ trên sàn nhà, trong nhà bếp, ở dưới mái hiên, hay bên gốc cây trên bãi cát.

Trong trại tạm trú này, nhiều người tỵ nạn bị mất trí. Kẻ thì đi lang thang quanh đảo, gọi tên thân nhân. Người thì đứng bên bờ biển, nói lảm nhảm cho đến khi mệt mỏi thì nằm co ro trên bãi cát, ôm mặt sụt sùi khóc. Trong căn nhà Bình tạm trú, có ông Đại Uý Hải Quân "mát giây" khá nặng. Ông tự ý viết "bản cáo trạng", kết tội bản thân ông, rồi đem dán ở trước cửa nhà tạm trú: "Bỏ con là bất nhân. Bỏ vợ là bất nghĩa".
Nhưng thật sự, ông đâu có ý "bỏ vợ bỏ con". Mấy hôm trước, ông kể lại rằng, trưa ngày 30-4-1975, đơn vị của ông đang hành quân ở Vùng IV thì bất ngờ được "lệnh giải tán ". Ai muốn về quê, đoàn tụ với gia đình hay đi đâu lánh nạn thì đi. Nhiều người như ông, không biết làm cách nào để trở về nhà, vì tất cả các ngả đường đều bị VC gài mìn, hay "đóng chốt". Trong lúc bí thế, ông không còn biết làm cách nào hơn, bèn đi theo chiếc sà lan ra ngoài biển, rồi được Hải Quân Mỹ cứu vớt...

Hiển nhiên, trường hợp của ông không phải là trường hợp duy nhất. Vì trong ngày 30-4-1975, hàng trăm ngàn Quân Nhân đang tiếp tục chiến đấu thì ngỡ ngàng, nhận được lệnh "tan hàng". Trong lúc hoảng hốt, nhiều Quân Nhân bị "cuốn theo làn sóng tỵ nạn", thoát thân ra hải ngoại một mình trong khi "vợ dại con thơ" bị sa vào thảm hoạ Cộng Sản.
Gần gũi với Bình là Th/Tá Long, Th/Uý Quảng và nhiều chiến hữu khác ở Sư Đoàn III Không Quân. Trong lúc khẩn cấp, họ đã sử dụng phi cơ trực thăng bay ra ngoài biển, tìm tàu của Đệ Thất Hạm Đi. May mắn, họ được cứu thoát. Nhưng điều bất hạnh to lớn mà họ phải gánh chịu là vợ con bị kẹt lại ở quê nhà. Vì vậy, trên đảo Wake, có khoảng trăm người, đã xin "Ủy Ban Đặc Nhiệm" trở về VN.

"Anh Long à... Sau khi thoát thân sang đảo Wake, anh tự ý trở về VN vì tình thương yêu gia đình thúc đẩy, đó là điều hiếm quý. Nhưng mong anh suy nghĩ cho kỹ, khi về nhà, liệu VC có để anh yên vui với gia đình hay không? Tôi bảo đảm với anh là không. Anh hãy tin tôi, "thằng Bắc Kỳ di cư" này đã đau khổ với Cộng Sản, nên hiểu rõ bộ mặt "giả nhân giả nghĩa" của chúng.
Dĩ nhiên, khi được tin anh về, chị và các cháu vui mừng, nhưng vui mừng được bao lâu? Liệu có được vài tiếng đồng hồ hay không? Để rồi cả gia đình phải triền miên đau khổ khi anh bị đầy đoạ, hết năm này đến năm khác trong ngục tù Cộng Sản. Anh ạ, không còn sự chọn lựa nào hơn, anh nên chấp nhận, sống xa vợ con vài ba năm rồi sau đó, tuỳ cơ ứng biến!"

Bình hết lời can ngăn Th/Tá Long nhiều lần, nhưng ông Long vẫn nhất quyết, xin trở về VN. Thật ra, trong tình cảnh như thế, ai có thể gạt nước mắt, tiếp tục hành trình tỵ nạn? Nhưng liều mạng trở về VN, người nào sẽ được VC "cho phép" sống yên vui? Quả thật là tiến thoái lưỡng nan!
Ngoài 100 người ở đảo Wake, hiện nay trên đảo Guam có khoảng 1500 người cũng xin "Ủy Ban Đặc Nhiệm" cung cấp phương tiện cho họ hồi hương! Trong thảm cảnh "nước mất nhà tan", ai cũng thông cảm nỗi khổ đau và tôn trọng quyền tự quyết của họ. Chỉ có điều đáng tiếc là trong số 1500 người ấy, có khoảng vài trăm người bị VC "nằm vùng" trong trại tỵ nạn xách động, biến thành công cụ tuyên truyền cho Cộng Sản trên đảo Guam. Họ tham gia các cuộc biểu tình mang cờ VC, cùng những khẩu hiệu đề cao "Bác và Đảng", "hoan hô Cách Mạng thành công"... và "đả đảo đế quốc Mỹ cưỡng bách dân chúng VN đi theo khi thất trận"!

Quả là oái oăm và lố bịch! Oái oăm và lố bịch ngoài sức tưởng tượng của con người. Bình là chứng nhân. Hàng trăm ngàn người khác là chứng nhân. Không ai ép buc dân chúng VN đi tỵ nạn VC! Không ai xúi dục dân chúng VN bỏ nước ra đi. Sự thật, khi Cộng Sản đánh chiếm miền Nam, dân chúng hoảng sợ và không còn sự lựa chọn nào hơn thì phải bỏ nước ra đi lánh nạn --- dù gặp muôn vàn chông gai, nhưng vẫn còn hơn là kéo dài cuộc sống lầm than trong chế độ Việt Cộng!
Tuy nhiên, trong lúc sa vào thảm cảnh gia đình ly tán, nhiều người ở đảo Guam lầm tưởng, làm trò hề biểu tình như vậy, VC sẽ hài lòng. Khi trở về VN, họ sẽ được VC cho sống yên vui với gia đình! Nhưng chắc chắc, chuyện ấy sẽ không xẩy ra. Sau khi trở về VN, họ sẽ "ân hận ngàn thu" trong ngục tù VC!

Dù sao, những người trở về VN --- do tình cảm gia đình thúc đẩy --- đều là những người đáng thương. Hiển hiện, họ mang nặng lòng chung thủy. Ngược lại, trong biến cố lịch sử 30-4-1975, Bình đã chứng kiến, có nhiều kẻ đã lợi dụng cơ hi để bỏ vợ, bỏ con, mang người tình "đi tìm tự do"! Sự việc xẩy ra đúng như lời trong "bản cáo trạng" của ông Đ/Uý Hải Quân đã kết án: "bỏ con là bất nhân; bỏ vợ là bất nghĩa".
Điển hình là câu chuyện tình "thiên bất dung gian" của anh Cơ Phi --- nhân viên cơ khí --- làm cho hãng Air America ở VN. Bình còn nhớ, hồi đầu tháng vừa rồi, anh ta cùng người tình, từ tàu Green Board chuyển sang tàu American Racer. Không ngờ "trời xui đất khiến", anh ta gặp lại người vợ và hai đứa con thơ, ngồi ở trên boong tàu từ chiều hôm trước! Sau mấy tiếng đồng hồ "im lặng là vàng", sóng gío ghen tuông nổi lên làm "om xòm" cả boong tàu:
Người vợ, sau khi "bắt gặp quả tang" anh ta ngoại tình thì chửi bới thậm tệ. Còn người tình, khi biết rõ anh ta là kẻ gian dối --- đóng kịch "độc thân" để dụ dỗ cô nàng --- thì ôm mặt sụt sùi, than thân trách phận là bị lừa gạt.

Quả thật là "gieo gió gặp bão". Người vợ và người tình đều không muốn nhìn mặt anh ta nữa. Chỉ tội nghiệp hai đứa trẻ thơ. Khi gặp lại cha, chúng mừng rỡ mà không biết gia đình mình tan vỡ. Chúng thỏ thẻ, kể lại cho cha nghe, nào là cảnh sợ hãi Việt Cộng pháo kích, phải chạy trốn cùng với nhiều người khác bằng chiếc thuyền nhỏ bé. Nào là lúc say sóng, bị ói mửa khi chiếc ghe chạy ra ngoài khơi thị xã Vũng Tàu. Nỗi kinh hoàng kéo dài suốt nửa ngày, hai đứa trẻ thơ mới hoàn hồn khi được Hải Quân Mỹ cứu vớt. Sau nhiều lần di chuyển từ tàu nọ sang tàu kia thì "phúc đức", được gặp lại cha.
*
Bình vừa đi trên bãi biển vừa hồi tưởng, hết chuyện này đến chuyện khác. Lúc anh đi trở về khu tạm trú thì ở phía đông, mặt trời đang từ từ lên cao. Ánh bình minh dần dần lan rộng khắp nơi trên mặt biển. Bây giờ, Bình nhìn thấy rõ, dọc theo lối đi, có cả trăm xác đỉa chết, đen và to bằng cổ tay, nằm chết cong queo trên bãi biển. Anh rùng mình nhớ đến chuyện đỉa cắn khi đi trốn Cộng Sản vào Nam năm 1954.
Hồi ấy, để vượt qua mấy trạm gác của bọn công an Cộng Sản, gia đình Bình phải áp dụng chiến thuật "phân tán mỏng", đi từng người và giả dạng là dân quê đi "mò cua bắt ốc". Bình cũng phải đeo cái rỏ bằng tre trên vai, tay cầm cây gậy và đi băng qua mấy khu ruộng lúa hoặc những vũng sình lầy, có khi nước ngập lên đến đầu gối. Kết quả là cả nhà, ai cũng bị đỉa cắn chảy máu ở hai bên ống chân. Bình còn nhớ, loài đỉa này cũng đen như đỉa biển, nhưng chỉ nhỏ bằng con giun đất. Không ngờ 20 năm sau, khi đi lánh nạn Cộng Sản lần thứ 2, Bình lại gặp đìa --- nằm chết ngổn ngang bên lối đi.

Lúc đi gần đến căn nhà tạm trú, Bình nhìn thấy khói đang bốc lên, gần bụi cây bên bờ biển. Anh biết là Thu Mai đang ngồi, đốt giấy để đun nước nóng pha sữa cho Diễm và Phượng --- như mấy buổi sáng trước đây. Bình bước nhanh đến bên cạnh nàng.
- Anh đi đâu mà bây giờ mới thấy?
Bình mỉm cuời rồi nói khôi hài:
- "Ôi ta buồn, ta đi lang thang" lòng vòng trên bãi biển.
Thế rồi, hai người ngồi bên nhau, rì rầm nói chuyện. Trong khi Thu Mai liên tục, cầm giấy vụn cho vào "bếp lửa" thì Bình bẻ cành thông khô --- nhỏ như những que tăm --- giúp nàng có thêm "nhiên liệu". Gọi là "bếp lửa", nhưng sự thật là 3 hòn đá, to bằng nắm tay, được kê gần nhau. Bên trên là lon sữa bò chứa đầy nước. Bên dưới là giấy và cành cây thông, âm ỉ cháy.

Không lâu sau, khói bốc lên cao. Bình không ngờ, hai anh Quân Cảnh Mỹ --- thuộc đi tuần thám trên bãi biển --- hăm hở bước đến.
- Hello! What are you doing?
Anh Quân Cảnh hỏi Bình "đang làm gì"? Bình vừa chỉ tay vào lon nước, vừa trình bầy sự việc. Hiển hiện, đốt lửa trên bãi cát như vậy, không có gì nguy hiểm, hoặc trái với luật lệ trên đảo Wake. Nên hai anh Quân Cảnh nói "OK", rồi bỏ đi nơi khác.

Thật ra, "Ủy Ban Đặc Nhiệm" ở đảo Wake cấm không cho người tỵ nạn nấu ăn, hoặc đốt lửa, hoặc mang thực phẩm từ nhà ăn về khu tạm trú. Đó là điều hữu lý để ngăn ngừa hoả hoạn và giữ vệ sinh cho khu tạm trú. Chỉ tội nghiệp cho các trẻ em, đến bữa ăn thì không ăn. Để rồi, sau khi nhà ăn đóng cửa, các em đói bụng, khóc mếu đòi ăn! Nhưng trên hòn đảo bé nhỏ này, làm gì có quán ăn, hay tiệm bán thực phẩm, nên các em phải nhịn đói cho đến khi nhà ăn mở cửa. Khổ hơn nữa là các trẻ thơ dưới 2 tuổi. Mặc dù được phát sữa hộp đầy đủ, nhưng các em không quen uống sữa pha với nước lạnh. Điển hình Châu, sau khi uống sữa pha với nước lạnh đã bị tiêu chảy liên tiếp, đến nỗi kiệt sức, phải nằm điều trị ở Bệnh Xá! Do đó, Thu Mai mới phải đốt lửa trên bãi cát để đun nước pha sữa cho Diễm và Phượng.
Đợi đến khi có nước sôi, Bình theo Thu Mai, đi vào nhà tạm trú. Nơi đây, đúng nghĩa là tạm trú. Từ phía trước đến phía sau căn nhà, từ phòng khách đến phòng ăn, phòng ngủ, chỗ nào cũng có người nằm, kẻ ngồi sát bên nhau. Trong lúc nhóm chiến hữu Không Quân --- gồm có Vĩnh, Huỳnh, Lộc và Chừng --- ngồi nói chuyện ồn ào thì những người đồng cảnh khác như Bách, Liên, Dân và gia đình ông bà Hóa gọi nhau đi ăn sáng. Bình đợi, sau khi Thu Mai cho Diễm và Phượng uống sửa xong thì hỏi nàng:
- Gần 8 giờ rồi, em muốn đi ăn sáng không?
- Không, em chưa đói. Anh muốn đi bây giờ hở?
- Ừ! Anh đi trước với Diễm nhé.

Nói xong Bình cúi xuống, bồng Diễm lên, bước ra khỏi cửa nhà. Bên đường, từng toán năm bẩy người vừa đi về phía nhà ăn, vừa nói chuyện ồn ào. Ngay lúc ấy, trên máy phóng thanh của "Ủy Ban Đặc Nhiệm" --- đặt giữa sân cát ở khu tạm trú --- vang lên tiếng nói quen thuc của cô xướng ngôn viên:

"Kính chào quý vị,
Mời quý vị nghe tin tức:
Hôm nay, Ủy Ban Đặc Nhiệm ở đảo Wake cho biết, danh sách quý vị muốn trở về VN, đã được chuyển đến Ủy Ban Đặc Nhiệm Trung Ương. Ai muốn tiếp tục hành trình đi tỵ nạn Cộng Sản, hay đổi ý trở về VN đều được toại nguyện.
Hiện thời tổng Cộng ở đảo Wake và đảo Guam, có khoảng 1600 người đã xin hồi hương. Tổng số người trở về, có thể sẽ gia tăng hoặc giảm vào giờ phút cuối. Nhưng bất kể bao nhiêu người, Uỷ Ban Đặc Nhiệm Trung Ương cũng cung cấp đầy đủ thực phẩm và nhiên liệu để họ có thể sử dụng chiếc tàu VN Thương Tín, đi từ đảo Guam về VN.
Tưởng cũng nên nhắc lại, hồi cuối tháng 4 năm1975, chiếc tàu VN Thương Tín đã chở đầy người tỵ nạn, khi chạy trên sông Sài Gòn thì bị Cộng Quân bắn tới tấp. Nhiều người bị tử thương, tàu hư hại nhưng vẫn chạy được đến đảo Guam. Bây giờ, chiếc tàu này đang được sửa chữa để những người hồi hương --- trong đó có Sĩ Quan Hải Quân --- có thể sử dụng ".

Nghe xong bản tin, Bình cảm thấy ngậm ngùi. Anh nghĩ đến các chiến hữu Không Quân --- trước đây phục vụ ở Không Đoàn 43CT. Sau khi thoát được sang bên đảo Wake, họ lại xin trở về VN. Chuyện gì sẽ xẩy ra sau khi chuyến tàu VN Thương Tín cập bến Sài Gòn? Thêm lần nữa, Bình nhớ đến Th/Tá Long. Vì hình ảnh của ông đã gắn liền với những kỷ niệm --- trong nhiều phi vụ hành quân --- khi Bình mới đổi về căn cứ Không Quân Biên Hoà. Đậm nét nhất trong ký ức của Bình là chuyện hành quân hôm Tết Nguyên Đán năm Nhâm Tý 1972. Bình và ông Long suýt chết khi bay hành quân cho Tiểu Khu Tây Ninh.
*
"Hôm ấy, ông Long và Bình bay chiếc C&C, hướng dẫn chiếc 2 Gunships xạ kích vào vị trí của Cộng Quân ở phía tây Trảng Lớn.
Khi phi cơ xuống thấp, VC bắn lên tới tấp. Vừa thấy chiếc Gunship-1 bị trúng đạn --- phải đáp khẩn cấp --- ông Long nhanh như cắt, cho chiếc C&C nhào xuống, cứu cấp phi hành đoàn lâm nạn. Ngồi bên cạnh ông Long trong phòng lái, Bình nhìn thấy rõ, trong lúc chiếc Gunship-1 bốc cháy thì phi hành đoàn 4 người, đẩy cửa kính chui ra. Họ lom khom chạy ở phía bên này khu ruộng thì phía bên kia, VC núp trong bụi cây, bắn ra tới tấp. Thấy vậy, chiếc Gunship-2 bay vòng tròn sát ngọn cây để cho xạ thủ dùng đại liên 6 nòng, bắn cả ngàn viên đạn vào bụi cây, khiến VC không "ngóc đầu" lên được.
Tuy nhiên, khi ông Long vừa mới cho phi cơ cất cánh, chưa lên cao khỏi đầu người thì VC ở trong bụi cây phía bên trái, sử dụng súng M-79, bắn đuổi theo chiếc C&C. Trong lúc tiếng đạn nổ "ầm ầm" thì bùn và nước, từ dưới ruộng luá văng lên, bám vào cả cửa kính phi cơ. Đợi đến khi chiếc C&C bay lên cao, rồi đáp xuống phi trường Tây Ninh an toàn, Bình "mới biết là mình còn sống". Lúc đi kiểm soát, anh đếm được 17 vết đạn dọc hai bên thân và đuôi phi cơ. May mà chiếc UH chỉ chảy dầu và trên bảng phi cụ, có vài ba vật dụng bị hư hại vì giây điện bị đứt".
*
Trở về chuyện tạm trú trên đảo Wake. Lúc đến nhà ăn Xanh, Bình nhìn thấy cả trăm người đang đứng xếp hàng. Anh lắc đầu, thầm nghĩ:
- Phải xếp hàng dài như thế này thì mình sẽ chờ cả tiếng đồng hồ nữa mới có thể vào được phòng ăn!
Sau nhiều lần đi ăn, Bình nghiệm thấy bữa nào có món ăn ngon --- hợp khẩu vị với đa số người Việt --- như cơm gà, thịt bò nướng và cam táo thì nhà ăn rất "đông khách". Vì ai cũng muốn đi ăn sớm, nên có khi phải xếp hàng chờ đợi cả tiếng đồng hồ. Ngược lại, bữa nào món ăn không ngon --- như thịt hộp, cá hộp, hay "hamberger" và "hot dog" --- thì nhà ăn "ít khách".

Hôm nay cũng như mấy hôm trước, trong khi chờ vào phòng ăn, từng nhóm dăm ba người xúm lại, nói chuyện ồn ào. Ở phía trước cửa, người đông như "phiên chợ". Có anh lính Mỹ đứng giữ trật tự. Mỗi khi thấy năm bẩy người ăn xong, anh ta vẫy tay, cho toán khác đi vào. Nhìn thấy ai mang thức ăn ra ngoài, anh ta chặn lại, tịch thu, ném vào thùng rác. Vì luật lệ trên đảo, không cho mang thức ăn về khu tạm trú.
Thế nhưng, đôi khi Bình đã chứng kiến, người thì kẹp thức ăn xẹp lép trong chiếc đĩa giấy, rồi dấu trong thắt lưng quần, để mang ra khỏi phòng ăn. Kẻ thì gói chặt thức ăn trong tờ giấy để ném ra ngoài cho thân nhân --- đứng chờ sẵn ngoài hàng rào gỗ, phía bên trái phòng ăn.

Thêm vào đó, mấy hôm trước Bình còn chứng kiến nhiều chuyện khôi hài diễn ra trong phòng ăn, khiến người tỵ nạn, dù là buồn rũ rượi cũng phải phì cười. Chẳng hạn như chuyện "ông nọ, bà kia" không biết tiếng Anh, nhưng rất nhanh trí. Khi muốn người đầu bếp Phi Luật Tân cho miếng đùi gà thì "ông nọ" nhấc chân lên, đập nhẹ vào đùi làm dấu. Còn người "bà kia" thì vạch áo ra, chỉ vào bụng để tỏ ý, muốn có miếng lườn gà.

Bình được biết, trong 3 ngàn người tỵ ở đảo Wake thì hơn phân nửa là dân chài lưới. Nhiều Quân Nhân có óc khôi hài, gọi họ là "Danh Ca", có nghĩa là dân "đánh cá". Chắc hẳn, họ là thành phần may mắn nhất trong biến cố lịch sử năm 1975. Nhờ sống gần ven biển, mà lại có sẵn tàu đánh cá trong tay, nên chuyện vượt biển lánh nạn Cộng Sản đối với họ, đương nhiên quá dễ dàng. Chẳng thế mà nhiều người ở vùng Phước Tĩnh đã cho biết là cả làng họ đã thoát nạn Cộng Sản đến đảo Wake. Bình còn nhớ, trong bữa ăn hôm trước, có ông "Danh Ca" đã hả hê kể rằng:

- Tất cả hai họ nội và ngoại của gia đình tôi đều đi được đầy đủ từ hôm 29-4-1975. Hiện nay, người thì ở "đảo Ếch, đảo Cam", người thì đã sang trại "Phó Cha Phi", tiểu bang "Ối Con Sò".
Mấy người đồng cảnh ngồi cùng bàn ăn với ông ta, đều phì cười. Vì họ hiểu "đảo Ếch, đảo Cam", tức là đảo Wake và đảo Guam. Còn trại "Phó Cha Phi", tiểu bang "Ối Con Sò" tức là trại Fort Chaffee, tiểu bang Arkansas. Nhưng cuối cùng, ai cũng bất mãn khi nghe ông ta nói:
- Nhiều người oán giận mấy ông lớn tham nhũng làm mất nước. Nhưng gia đình tôi thì cám ơn mấy ông ấy. Nhờ mấy ông lớn tham nhũng mà VC chiếm được miền Nam, nên cả nhà, cả họ tôi được đi Mỹ. Bọn tôi đã chuẩn bị cả mấy tuần lễ trước, bán được 2 chiếc tàu đắt giá gấp 10 lần giá năm trước. Tôi mang theo được tất cả vốn liếng để cho mấy cháu đi Mỹ, như đi du học.
Chắc hẳn, lương tri của ông ta đã bị tệ liệt? Nếu không, tại sao ông ta không nhìn thấy thảm cảnh của đại khối dân chúng? Trong khi gia đình của ông, họ hàng của ông, là những người may mắn hiếm hoi, thoát khỏi thảm họa Cộng Sản, thì hàng triệu người khác: Gia đình tan nát, hay ly tán biệt phương. Người bị đầy ải trong ngục tù. Kẻ sa vào ách đô hộ Mác-Lênin, cuộc sống lầm than, nghèo khổ. Dân chúng VN lũ lượt kéo nhau đi vượt biển tỵ nạn. Máu và nước mắt của thuyền nhân lai láng khắp nơi trên biển Đông.

Hôm ấy, Bình nghĩ thầm như vậy rồi đứng dậy, đi ra khỏi phòng ăn. Từ đó đến nay, mỗi lần đi ăn, kể cả sáng hôm nay, Bình không muốn gặp lại ông "Danh Ca" ấy nữa.
- Anh Bình! Anh Bình! "Lôi Thiên 3" xuống đây... Xuống đây nói chuyện với anh em cho đỡ buồn.
Bình nghe gọi tên mình, kèm theo danh hiệu khi bay hành quân thì xoay người lại phía sau. Đúng là anh em Không Quân ở Biên Hoà --- đang đứng ở phía cuối hàng. Người vẫy tay. Kẻ to tiếng, gọi Bình "nhập cuộc", tán gẫu với họ trong khi chờ đợi vào phòng ăn.
- Tại sao không?
Bình mỉm cười và hỏi lại họ như thế, rồi "nhập cuộc". Thật ra, ngày nào cũng vậy, mỗi lần đi ăn, người tỵ nạn ở đảo Wake thường "tụm năm túm ba" bàn luận, hỏi thăm nhau, hay thuật lại cho nhau nghe những chuyện hy hữu xẩy ra hồi miền Nam thất thủ.

Bình còn nhớ, mấy ngày đầu tiên đến đảo Wake. Anh và Thu Mai "năng nổ" hơn nhiều người khác. Khi đi khai lý lịch cũng như khi đứng xếp hàng đi ăn, hễ gặp ai, hai người cũng "xúm lại", hỏi thăm tin tức, hay kể lể sự tình. Nào là chuyện về ông bà Hữu --- song thân của Thu Mai ở Thị Nghè. Nào là chuyện của Tuấn và Diễm Hiền, của Thảo và bé Hạnh ở Biên Hoà. Có lẽ, đậm nét nhất trong ký ức của Bình là chuyện xẩy ra trong nhà ăn Xanh.
Hôm ấy, Bình và Thu Mai gặp người đồng cảnh, cư ngụ ở khu nhà thờ Thị Nghè. Ông ta kể lại rằng, vào khoảng 12 giờ trưa ngày 30-4-1975 thì bọn VC nằm vùng trong xóm, xuất đầu lộ diện. Chúng đột nhập vào nhà ông, bắt ông về "tội" mà chúng cáo buc là "làm tay sai cho CIA". Ông xin chúng thương tình, xét lại:
- Từ trước đến nay, tôi có biết CIA là cái quái gì đâu! Oan cho tôi quá.
Lúc ấy, ông đang cởi trần --- chỉ có chiếc quần cụt che thân. Nên ông phải năn nỉ nhiều lần, chúng mới cho vào phòng trong để "mặc áo". Trong khi vợ con của ông khóc lóc ẫm ĩ thì ông nhanh trí. Thay vì vào phòng "mặc áo", ông trèo qua tường ở phía sau nhà, rồi leo lên mái tôn, tuột xuống phía bên kia đường và trốn thoát.

"Vĩnh biệt vợ con, lòng đau như cắt, tôi không kịp... không thể nào nói... đôi lời trăng trối! Tuổi già sức yếu, vài ba năm nữa là xuống lỗ, làm sao vợ chồng tôi có thể gặp lại nhau? Đứa cháu nội tôi gần 3 tuổi, đang bập bẹ tập nói. Mỗi lần.... tôi đi đâu về thì nó lon ton chạy ra cửa, đòi ông nội bồng".

Bình ngậm ngùi, nghe ông ta khóc mếu, kể lại tâm sự. Còn Thu Mai thì chạnh lòng trước cảnh gia đình ly tán, sụt sùi khóc theo.
*
Bây giờ, trở lại chuyện xếp hàng vào nhà ăn Xanh. Nghe anh em Không Quân nói chuyện về tình cảnh của đồng đội và đồng bào ở quê nhà, Bình chỉ còn biết "than vắn thở dài".
- Đêm hôm qua, mình nghe đài VOA.
- Có tin gì lạ không?
- Không có gì lạ hơn là bài bình luận thời sự.
- Anh tóm lược nội dung.
- Đại ý là Cộng Sản VN đang áp dụng đường lối cai trị bằng bao tử. Gia đình nào cũng phải có sổ hộ khẩu để mua thực phẩm. Hiện thời, nhiều người phải ăn bo bo thay cho cơm. Ở Sài Gòn và các thành phố lớn như Đà Nẵng, Huế và Cần Thơ, hàng chục ngàn người bị đuổi ra khỏi nhà. Không những tài sản bị tịch thu mà chủ nhà và gia đình còn phải đi đến vùng "Kinh Tế Mới".

Khổ nhất là các gia đình Quân Nhân, Công Chức VNCH -- đang bị công an VC hạch hỏi và hăm doạ. Có nhiều thiếu phụ còn trẻ, chồng đi tù VC, đã bị dụ dỗ, bị ép buc làm vợ bé, hay cặp bồ với công an, hoặc Bộ Đội. Làm như vậy, mấy cô, mấy bà mới có tiền nuôi con và tránh khỏi bị hạch hỏi, hay bị hăm dọa.

Trong khi anh em Không Quân nói chuyện ồn ào thì Bình đứng lắng nghe, đôi mắt ngơ ngác nhìn về phía bờ biển, lo nghĩ liên miên về Tuấn và Diễm Hiền; về Thảo và bé Hạnh. Anh chỉ còn biết cầu mong cho Diễm Hiền và Thảo, thoát khỏi thảm cảnh đoạn trường.

<>
<> <>
NXB Lam Sơn trân trọng giới thiệu
cuốn truyện dài
thời chiến tranh 1945-1975:
Nửa Đường Gẫy Cánh
*
Trong ấn bản lần thứ 3 này, nhiều phần đã được tác giả Ðỗ Quốc Anh Thư sửa đổi. Qua 425 trang sách, dầy gấp đôi cuốn cũ, NĐGC có nhiều tình tiết hấp dẫn, kèm theo sự kiện lịch sử, để phản ảnh trung thực thảm cảnh 30 năm chiến tranh máu lửa (1945-1975).
Hai biến cố lịch sử xẩy ra ngày 20-7-1954 và 30-4-1975, đã làm cho hàng triệu người "đổi đời" đột ngột và vô cùng đau thương. "Nửa Đường Gẫy Cánh" chỉ là câu chuyện điển hình, cốt truyện được xây dựng trên sự thật --- xẩy ra trong thời gian chiến tranh.
Thảm cảnh của miền Nam trong cơn hấp hối và nỗi hận sầu "nước mất nhà tan" của hai Hoa Tiêu Không Quân VNCH trên Tuần Dương Hạm USS Blue Ridge ngày 30-4-1975.
Những bí ẩn của phi vụ "Không Số" --- do Hoa Tiêu VNCH và Hoa Kỳ đảm trách --- cùng hoạt động của các chiến sĩ Biệt Kích Lôi Hổ dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh và ngã ba biên giới Việt-Miên-Lào.
Câu chuyện kinh hoàng và thảm cảnh đau thương của dân chúng VN trên hành trình tỵ nạn Cộng Sản nơi biển Đông: Từ tàu Greenboard đến tàu American Racer, trong trại tạm trú Wake Island và Fort Chaffee.
Thảm cảnh đoạn trường của 2 cựu SVSQ Trường Võ Bị QGVN cùng hàng triệu người dân Việt: Một đời người, hai lần quốc hận, phải sống trong thảm cảnh "nước mất nhà tan".
NXB Lam Sơn
Nguyễn Thứ Dũng
LamSonVN@SBCglobal. net
Điện thoại 408-225-8476