Wednesday, April 30, 2008

Nhung Tieng Khoc Hon Ai Oan




30-4-1975 và những tiếng khóc hờn ai oán.

Tôi đang đứng trên một bờ ruộng cạnh quốc lộ 1 hướng về Tây Ninh. Phía sau tôi là cây cầu cũng mang tên là cầu Bông trùng tên với cây cầu trong khu Đa Kao của thành phố Sài gòn. Cây cầu này là mốc địa giới giữa quận Hốc Môn của tỉnh Gia Định và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa. Trên các thửa ruộng sau hàng cây Trâm bầu thấp thoáng những chiếc xe Tăng M 113, M 48 mà binh sĩ sư đoàn 25 Bộ binh đã bỏ lại sau khi tan hàng tập thể trong hơn tháng trước. Trí óc của một thanh niên mới vừa 18 tuổi, tôi và Trí, người em con cậu, háo hức rảo bước vào các chiếc xe này. Trèo vào các chiếc xe tăng mà nghĩ về hình ảnh những người lính đã từng ngồi tại đây trong các chiến trận. Súng đạn vẫn còn nguyên trong xe và trên các bờ ruộng.


Là dân sống ở Sài gòn tôi theo mẹ về dưới vùng Hốc Môn này để tìm mua ruộng đất làm ăn trong buổi giao thời thay vì chờ nhà nước CS đưa đi vùng kinh tế mới. Có tiếng lên đạn. Tôi nhìn chung quanh và thấy vài thanh niên khác cũng chạc tuổi tôi đang cầm một cây M 16 trên tay. Một thanh niên đang chỉ dẫn cho bạn mình cách sử dụng cây súng rồi tiếng bấm cò, tiếng kim hoả mổ vào chỗ trống. Súng không có gắn đạn. Lập lại các động tác đó vài lần rồi họ vất cây súng đó trên bờ ruộng, kéo nhau đi.


Trí nói với tôi: Mình ráng kiếm xem coi có cây Côn nào không. Trí óc thanh niên ai cũng thích sở hữu một súng lục trong tay nhưng chúng tôi lục tìm trong các chiếc xe nhà binh này mà không tìm được cây súng Côn nào cả. Chúng tôi đi trở ra ngoài đường lộ. Một phụ nữ mặc áo trắng đang lui cui nhặt tìm một cái gì đó gần lề đường. Tiến lại gần người phụ nữ này. Bà đang xem từng tấm thẻ Căn cước quân nhân, Thẻ bài kim khí, Thẻ giấy lãnh lương của lính...nằm vương vãi trên đường và các cạnh bờ ruộng. Mắt người phụ nữ này đỏ hoe. Tôi hỏi :


- Dì kiếm gì vậy hả dì?


Nhìn chúng tôi, người phụ nữ trả lời: Chị xem coi có giấy tờ của anh ấy không? Chiến tranh chấm dứt rồi mà không thấy ảnh về. Thì ra chồng người phụ nữ này là một chiến binh Biệt động quân tăng phái chiến đấu trong khu vực Hốc Môn-Thành Ông Năm này trong những này cuối của chiến. Rồi nhìn chúng tôi, người phụ nữ kể :


- Ảnh tên Tia, Nguyễn văn Tia... Các em có thấy tấm thẻ bài hoặc giấy tờ nào tên Nguyễn văn Tia thì đưa cho chị nha. Rồi lầm bẩm: Anh Tia ơi! Anh ở đâu sao không về. Một mình em với các con biết làm cái gì bây giờ đây hả anh? Chúng tôi đi dọc theo các bờ ruông này. Dưới ngay một trụ điện ven đường, một hố cá nhân đã được ai đó lấp vội nhưng vẫn còn thấy các mảnh thân xác của một tử sĩ VNCH nằm bên dưới. Chúng tôi vội lùi xa khi luồng gió đồng từ đâu thổi đến làm bốc lên mùi tử thi bị rữa. Nằm không xa, một nấm đất mà ngay phía trên đầu là một cây súng M 16 cắm ngập xuống đất với chiếc mũ sắt lính chụp trên báng súng. Hình ảnh nấm mồ với cây súng này y chang trong một cảnh phim chiến tranh lúc tàn cuộc. Có tiếng người phụ nữ khi nãy gọi chúng tôi. Chúng tôi quay lại. Tôi nhìn khuôn mặt bà. Một phụ nữ miền Nam tuổi khoảng 40. Vẻ nhẫn nại chịu đựng với chút thoáng buồn của người vợ lính làm tôi tự dưng có cảm tình với bà. Bà hỏi chúng tôi :


- Các em có biết lính còn đóng quân ở đâu nữa không? Các em có nghe có thấy nơi nào trong vùng này lính quốc gia vẫn còn chiến đấu chưa ra hàng không? Chỉ cho chị biết đi.


Trí trả lời: Lính hay đóng trong khu rừng Điều lắm... Mà khi đó chứ bây giờ chắc không còn ai nữa đâu dì ơi.


Mắt người phụ nữ sáng lên, nhìn Trí , miệng lắp bắp hỏi dồn: Rừng Điều! Lính đóng ở đó hả? Cách đây bao xa? Làm sao đi vào đó được? Hay là em vào đó tìm anh Tia giúp chị đi. Chị gửi tiền cho em ngay bây giờ. Đi ngay đi em, giúp chị đi mà. Tội nghiệp chị.


Rồi người phụ nữ khóc nhìn chúng tôi. Tôi nhìn thằng Trí dò hỏi. Nó im lặng chốc lát rồi lắc đầu nói:


- Không còn ai trong đó nữa đâu dì ơi ! Cháu biết rõ như vậy với lại muốn đi vào đó phải có xuồng chứ lội bộ sình lầy không được.


Người phụ nữ mắt đỏ hoe vẫn cứ nài nỉ thằng Trí giúp rồi thấy không được bà quay qua nắm tay tôi van nài:


- Giúp chị nha em. Tôi nghiệp chị mà. Chị đâu có biết đường đi vào đó đâu.



Tự nhiên nước mắt bắt đầu rỉ ra từ mắt tôi. Tôi nói với bà:


- Dì ơi ! cháu ở Sài gòn mới về đây có ít ngày hà. Cháu cũng không biết chỗ đó đâu. Nếu biết thì... nhưng chưa nói hết câu thì thằng Trí đã kéo tôi đi chỗ khác. Đi một quãng khá xa nó nói:


- Anh đừng nhận lời giúp bả. Làm sao mà đi vào đó được. Gần hai tháng giải phóng rồi, không còn lính nào sống ở trong đó hết. Em biết rõ như vậy.


Tôi quay đầu nhìn lại, người phụ nữ tay vẫn vẫy chúng tôi trong tiếng khóc.


Tiếp tục đi dọc theo trên đường. Đằng trước mặt có một chiến xa M 113 nằm sát bên rặng cây Bình bát ngay gần vệ đường. Tôi và Trí tiến lại. Nhìn qua cửa mở toang phía sau, chiến xa này có nguyên cả một cây súng Cối khá lớn còn nằm trong lòng xe. Tôi định trèo vào xe thì mũi ngửi một mùi xác chết. Nhìn kỹ, một thi hài lính chiến nằm ngay trên sàn xe sát cạnh chân đế của cây súng Cối. Tiếng ruồi vo ve gần bên. Không có dấu vết đạn nào trên thân xe tăng. Như vậy, người chiến binh miền Nam VNCH này chắc chắn đã tự sát chết.


Bỏ chiếc xe tăng, chúng tôi trèo lên cây cầu nhỏ tiến vào một con rạch thông thương với con kênh chính sát gần mặt đường. Dọc theo con rạch này, những bụi hoa Sim dại tím sẫm đung đưa theo gió chiều. Có cái gì nổi lùm xùm trong các bụi Năng. Chúng tôi tiến lại xem. Một xác người đang trong giai đoạn rữa nát. Kinh quá! Chúng tôi đi tiếp để thấy thêm vài xác chết nổi dập dềnh đây đó. Những người này là thường dân. Chắc chắn như vậy vì họ mặc thường phục. Hầu hết là đàn ông nhưng cũng có xác của phụ nữ nữa. Trí kéo tay tôi chỉ về một cái xác nổi gần bờ hai tay bị trói chặt. Bước chồm sát tới để xem cái xác, chân thằng Trí đạp vào vài viên đất trên bờ làm chúng lăn tòm xuống nước. Nghe động, một đàn cá Rô bơi ra từ dưới bụng của xác người này . Trên lưng áo trắng bỏ vào quần vẫn còn dấu những vết đạn, máu loang lổ. Họ là ai và bị ai giết?

Rồi tôi thấy ở khá xa tuốt trong phía sâu có bóng hai người đang lui cui làm cái gì khuất sau các hàng cây Dứa dại cạnh bờ rạch. Tôi và Trí tiến lại. Một người phụ nữ và một cô gái tuổi thiếu niên đang cúi đầu đọc kinh lâm râm. Một tờ báo trải ngay trên mặt đất với ít bánh ngọt trên đó. Vài cây nhang đang cháy khói nghi ngút cắm gần một dép nhựa loại có dây quai gót phía chân trái. Tôi nhìn xuống con rạch. Xác một người đàn ông áo sọc ca rô nổi phình trên các bụi cây Năn-Lác mà chân phải vẫn còn mang dép. Tôi và Trí đứng yên lặng trong chốc lát rồi quay ra. Gió đồng mang mùi xác chết đến mũi chúng tôi. Một cái mùi đặc biệt không lẫn vào đâu được. Sau lưng tôi bây giờ là tiếng khóc than của hai mẹ con người này. Tôi nhìn cảnh vật chung quanh. Đồng quê buổi chiều thật êm ả. Vài cánh cò trắng bay chập chờn xa xa như trong các câu chuyện, hình ảnh về các cảnh đồng quê yên bình. Nhìn ra phía đường lộ, vài chiếc xe hai bánh, xe đò vẫn bình thản chạy qua. Không ai biết trên đường, người đi tìm tung tích chồng mình và trong con rạch này, người đang khóc than cho số phận của thân nhân mình. Hết chiến tranh mà sao vẫn mầu thê lương tại đây?

Trời đã chiều trên cánh đồng tàn cuộc chiến. Tiếng gió bây giờ thổi mạnh, rít từng cơn qua các cành cây kẽ lá như lời đang than van của các quả phụ miền Nam VNCH bại trận.

Tiếng ai oán hờn căm trong gió

Một tấc quê hương, một tấc người.

Viết để tưởng nhớ ngày 30-4-1975.

Phạm thắng Vũ

Doi Ty Nan 1975



Ðời Tỵ Nạn 75
Tác giả: Thư Sinh


Khi gia đình tôi đến Tin city, Anderson tại đảo Guam thì đã gặp mấy quan to súng lớn ở đó rồi. Trong số đó có cả một vị quan tòa MTV3CT. Vừa tới dẫy nhà tạm nghỉ, thì cái thằng tôi được đề cử làm đại diện đi lãnh ít mền, khăn giải giường, xà bông, dao cạo râu. Khệ nệ mang về đến phòng thì lại có người nhờ đi xin cái sô để giặt quần áo. Tiếng Mẽo, đã ú ớ, lại phát âm theo giọng Tây, nên cố gắng dùng cả chân, cả tay để cắt nghĩa cho cái thằng GI không quân mà nó chả hiểu mô tê gì cả. Mãi về sau, nó đưa cho mượn cái thùng đựng rác nhỏ bằng nhựa, thôi thì cũng cầm về vậy.


Nghỉ một đêm đến sáng hôm sau bắt đầu thưởng thức cuộc đổi đời lần đầu tiên sau cuộc chạy giặc 75. Thưa với quý vị rằng ai đã từng sắp hàng dài 3 cây số để lãnh cơm ăn ở tại Anderson dưới ánh nắng gay gắt thì chắc đã học được bài XHCN. Thật vậy, thời còn mồ mả VNCH ta ngày xưa có ai phải xếp hàng đâu. Chỗ nào đông quá thì a lê chen thật mạnh. Tôi nhớ hồi 1960 đi đóng học phí ở trường Luật, các ông bà sinh viên đàng sau chen tôi làm rách cả áo, tuột cả giầy. Ðấy là tương lai trí thức đó, còn những thành phần khác thì sao? Ăn bữa cơm đầu tiên với hot dog, thịt bằm chả hợp khẩu vị của mình tí nào, gia đình tôi thấy đã khớp. Kể từ đây về sau mà phải ăn cái thứ chua chua ngọt ngọt như thế này hoài thì chắc chết. Câu hỏi đó chắc cũng được nhiều người đặt ra hối đầu tháng 5 năm 75. Gia đình tôi ở lại Guam hơn một tuần thì được máy bay chở đi Camp Pendleton, Cali sau khi ghé Honolulu 2 tiếng đồng hồ.


Ðến Pendleton, toán chúng tôi được đưa xuống trại 7, sau đó trại này dành cho người Cam Bốt và người Lào,nên chúng tôi lại phải chuyển lên trại 5. Trại 5 và 6 nguyên trước đây là một khu rừng, sau này được TQLC Mỹ dùng xe ủi đất san bằng dựng lều vải cho người tị nạn ở. Mỗi căn lều có khoảng 20 cái ghế bố, chia làm 2 dẫy. Tiết tháng năm trong thung lũng Pendleton vẫn còn lạnh. Mỗi người được phát một cái mền chả thấm vào đâu. Áo lạnh mãi đến khi gần xuất trại mới phát. Lúc mới đến họ chỉ cho mượn tạm cái jacket nhà binh, "sai" của các ông lính Mỹ nên người mình mặc vào, ai cao thì cũng đến đầu gối, còn không thì quét xuống đất trông không giống con giáp nào hết, chỉ nhìn nhau mà cười trừ. Vì con số người tị nạn đến trại khá đông nên vừa sắp hàng ăn cơm sáng xong cho dạ dầy nghỉ độ 2 tiếng là đã phải sắp hàng ăn trưa là vừa. Ðộ 3,4 giờ chiều đã phải sắp hàng chờ ăn cơm tối. Việc làm giấy tờ, khai báo lý lịch, trên Processing Center diễn ra 24/24 và 7 ngày 1 tuần.

Nhiều khi khai viết, chụp hình, lăn tay đến hơn 11 giờ đêm chưa xong. Mấy người bạn cùng lều có chút tiền còm vào PX mua được ít gói mì. Thế là tối hôm đó chúng tôi lấy lon ghi gô, đổ ít nước vào rồi bắc bếp nhúm củi đun sôi ăn mì, chùm chăn trên giường ngồi tán gẫu. Ngày qua ngày như vậy, gia đình tôi phải chờ ở trại đến hơn 3 tháng, vì muốn nghe ngóng tin tức xem người nhà có ai đi thoát được không. Sau này thất vọng nên phải chọn tiểu bang màđịnh cư. Từ thuở nhỏ đọc sách vở nghe nói TB Colorado rất đẹp, nên lúc phỏng vấn tôi gật đầu nhận đại để thử thời vận.


--------------------------------------------------------------------------------
Hôm xuất trại chúng tôi được chuyển xuống trại 8 để ngày mai ra phi trường trực chỉ Colorado. Máy bay ghé Denver rồi chuyển phi vụ xuống Colorado Springs. Phi trường hồi đó nhỏ xíu. Hành khách phải đi cầu thang xuống đất rồi đi bộ vào chứ không có bắc cầu như bây giờ. Một gia đình đại diện cho nhà thờ bảo trợ ra đón chúng tôi, tặng cho mỗi người một bó hoa. Ôi cảm động làm sao! Hành lý của chúng tôi gồm một cái sắc tay đem từ VN và 2 thùng carton đựng quần áo xin được ở trại và các thứ cần dùng khác, tất cả được tống lên xe và chúng tôi được trở về một nơi tên là "black forest", cách thành phố gần 20 miles. Nhà "pông sô" của chúng tôi có 5 phòng ngủ rộng rãi nằm trên một khu đất cỡ 5 acres, có chuồng ngựa, có sân chơi rộng, có rừng thông chung quanh. Chủ nhà giao cho chúng tôi 2 phòng ngủ. Sau bữa cơm tối, 2 gia đình khác thuộc nhà thờ bảo trợ đến thăm để "xem mắt."

Ngày hôm sau, họ dẫn chúng tôi lên gặp ông mục sư và nhân tiện đưa lên phố đi chợ Ðại Hàn, bán thực phẩm Á Ðông. Chúng tôi há hốc miệng khi thấy gạo, nước mắm là những thứ thật hiếm hoi trong trại tị nạn, thì ngoài này đều bán cả. Cái mối lo cả đời phải ăn đồ Mỹđã tạm tiêu tan. Hai ngày hôm sau họ sắp xếp cho chúng tôi đi phỏng vấn để xin việc làm, vì nhà thờ bảo trợ không muốn cho chúng tôi ăn tiền xã hội cho nên họ không hề hở răng cho chúng tôi biết về các chương trình đặc biệt của chính phủ giúp đỡ người tị nạn. Mãi đến một năm sau chúng tôi mới dò hỏi biết, thì mọi sự đã đâu vào đấy. Chúng tôi đến Colorado Springs vào ngày thứ ba, ngày thứ năm đi phỏng vấn, thứ sáu có tin được nhận việc, ngày thứ hai vác túi lunch đi làm liền. Người bảo trợ ngày 2 lần sáng đưa đi tối đón về. Chúng tôi làm được một việc là tập cho gia đình Mỹ bảo trợ biết ăn cơm Việt Nam và húp nước mắm. Bữa đầu tiên họ đã khoái khẩu nên nên từ đó họ đề nghị một ngày ăn cơm Việt một ngày ăn cơm Mỹ.


--------------------------------------------------------------------------------
Sau 5 tuần ở với người bảo trợ, một phần là thiếu tự do, một phần là thấy hơi phiền hà cho họ, đưa đón ngày 2 lần, mất 20 miles một lượt, nên chúng tôi xin ra ở riêng. Thế là họ dẫn chúng tôi đi thuê một căn nhà3 phòng ngủ gần đường xe bus để đi làm cho tiện. Nhà thờ bảo trợ lại quyên được mấy cái khung giường, mấy cái nệm, và 1 bộ salông cũ. Tất cả cũng tạm đủ cho gia đình khởøi sự cuộc sống "ra riêng" đầu tiên trên nước Mỹ. Ði làm một tháng đem check về trừ đầu trừ đuôi, thuế liên bang, thuế tiểu bang, an ninh xã hội, bảo hiểm sức khỏe, răng lợi lung tung beng, còn lại vẻn vẹn có $250, thấy mà chán ngán. Tiền thuê nhàđã mất $215, điện, nước, gas, điện thoại ngấu nghiến mất hơn $100. Bốn cái check của bà xã cộng lại đúng $240, lương tối thiểu $2.10 một giờ. Trừ đi tính lại chúng tôi chỉ còn có $175 một tháng để ăn uống, may mặc, tiêu sài cho một gia đình 4 người. Cuộc sống quá bấp bênh, làm việc được ngày nào hay ngày đó, rủi có một người mất việc thì thật là chí nguy. Ðời sống của người tị nạn, lạc lõng nơi xứ người, lạ nước lạ cái, quả là có rất nhiều lo âu, suy nghĩ mông lung, ngoại trừ những người có tiền đem từ Việt Nam sang thì ngoại lệ.


Hai tuần sau, ông bảo trợ đem đến nhà một cuốn sách để học luật lái xe. Tuần sau họ rủ chúng tôi đi mua xe hơn bằng tiền quyên được của nhà thờ. Mình đi cho vui vậy chứ có biết ất giáp gì. Sau cùng họ mua cho cái xe Chevrolet đời 1963, đã hơn 12 tuổi, giá $300. Có xe để trước nhà mà không được lái vì chưa có bằng lái. Sau vài tuần tập dượt, tôi gọi ông bảo trợ nhờ chở đi thi. Ðậu bằng lái xe rồi, chúng tôi kể như hoàn toàn tự túc. Nhà thờ bảo trợ cũng kể như hết nặng nợ với chúng tôi. Hồi đó một gallon xăng có 45 cents, một bao thuốc lá Pall Mall cũng có 37 cents.

--------------------------------------------------------------------------------

Tôi nhớ lại, hồi chưa có xe, tôi gặp phải trận tuyết đầu mùa, cao tới đầu gối. Từ sở làm tôi phải cuốc bộ khoảng 4 block mới ra tới trạm xe bus. Thật là một kỷ niệm lạnh căm và ướt át để đời. Hôm đó tôi về đến nhà đã gần tối, lạnh run và hốc hác. Nghĩ lại biết thế xin tị nạn tiểu bang nóng bỏng Arizona cho xong. Cuộc đời của chúng tôi bắt đầu xoay chiều, vì kể như chúng tôi đã hoàn toàn tự tức, tự cường trong vòng 2 tháng. Thỉnh thoảng một vài người trong nhà thờ đến cho một số quần áo cũ quá khổ và rách đựng trong bao giấy. Chúng tôi vẫn phải tươi cười vui nhận để họ vừa lòng và sau đó phải đem cho lại Goodwill. Với số lương hàng tháng như đã nói trên, gia đình chúng tôi phải dè sẻn lắm mới đủ sống. Tiền đâu mà may mặc, cuối tuần phải thăm viếng các tiệm bán đồ cũ và chợ trời để kiếm đồ rẻ và có quyền "mặc cả". Từ ngày có xe lại thêm tiền xăng. Xe cũ lại có 8 máy nên uống xăng như uống nước lã, nhất là thỉnh thoảng nó lăn quay ra ăn vạ thì thật là phiền, kéo đi mấy ông "bác sĩ sửa xe" thì các ông này chém kỹ lắm, thông thường mất cả 100 đô, chưa kể tiền kéo xe.

Thành phố chúng tôi thuở đó người Việt tị nạn sống thật rải rác, ai cũng ngơ ngác vật lộn với đời sống mới để lo làm ăn. Những người Việt Nam sang trước 75 cũng tỏ vẻ rất xa cách người tị nạn mới như chúng tôi, chả hiểu có phải vì mặc cảm tư tôn hay tự ty. Thỉnh thoảng đi chợ mà gặp giọng nói Việt Nam thì sán lại ngay tán gẫu cho đỡ ghiền. Sau này cơ quan Red Cross đứng ra tổ chức cuộc họp mặt đầu tiên cho người Việt tị nạn. Cá nhân tôi hơi thất vọng vì ngay lần đầu, đã có vài nhóm gia đình cãi vã to tiếng. Nhân viên Red Cross phải nhẩy vào can thiệp để tránh ẩu đả.

--------------------------------------------------------------------------------


Hè 1976, chúng tôi có bà con từ Florida sang chơi. Chúng tôi bèn đánh liều làm một màn lái xe về Nam Cali. Vâng, vẫn cái xe cũ rích, đem ra tiệm cho nó "tune up". Xe 2 cửa, có 5 chỗ ngồi, nhưng chúng tôi nhét vào 7 mạng. Xe đi boong boong qua New Mexico, Arizona. Chỗ nào cũng thấy lạ, mỗi nơi một vẻ. Ðất nước này rộng lớn quá. Vì chán ăn hamburger nên chúng tôi đem theo 4 nắm cơm, một nồi thịt heo rang, 1 lọ muối vừng (mè), trái cây, nước ngọt để trong thùng đá. Nghỉ đêm tại Holbrook, bang Arizona. Sáng hôm sau chúng tôi khởi hành thật sớm dùng xa lộ I-40 xuống phía Tây Nam. Ði vào mùa hè, mới 11 giờ đã nóng chảy mồ hôi. Xe không có máy lạnh. Chúng tôi nghỉ và đổ xăng ở Needles, trước khi băng qua sa mạc. Mua thêm một bịch nước đá chuẩn bị chiến đấu với sức nóng khủng khiếp của sa mạc. Nghe radio báo là nhiệt độ đã lên tới 120 độ F, nhưng chúng tôi vẫn nhắm mắt liều ra đi. Trên xa lộ bảng chỉ dẫn cho biết trạm xăng kế tiếp cách xa 150 miles như là một cảnh cáo và dặn dò. Chúng tôi chỉ biết phó mặc cho Trời. Vượt cả ngàn hải lý từ VN sang đến đây chả nhẽ lại bỏ mạng tại vùng sa mạc đất nước tự do này. Gió nóng của xa lộ hắt vào trong xe thật hãi hùng, giống như ngồi bên lò lửa vậy. Chúng tôi phải ngừng lại 5 lần, giữa sa mạc nóng bỏng không người qua lại, để cho xe nghỉ và sấp khăn nhúng nước đá lên đầu. Ðây là một kỷ niệm khiếp đảm, vì nếu xe bị trục trặc, chúng tôi đã bỏ mạng ở bãi sa mạc đó. May phước chiếc xe cũ rích vẫn tiếp tục lăn bánh. Chúng tôi qua khỏi vùng sa mạc đến Barstow vào lúc 3 giờ chiều. Mọi người đều hú vía, ông bác tôi, một cụ già 72 tuổi, gần như muốn ngất xỉu. Chúng tôi ghé tiệm McDonald để nghỉ ngơi ăn uống và hưởng chút máy lạnh, rồi tiếp tục cuộc hành trình về Orange County.

Vào đến giới phận Los Angeles chúng tôi đều lác mắt kinh ngạc về cảnh xe cộ, đông như kiến cỏ, cua bò ngổn ngang trên free way. Xa lộ mỗi chiều có đến 7, 8 lanes. Từ trên đỉnh núi trông xuống thật tuyệt đẹp. Ðây là lần đầu tiên lái xe đi xứ lạ, nên tôi phải nhờ đến bản đồ vì sai một ly đi cả 10 dặm. Nếu không chú ý mà sang lane kịp để mà ra exit thì ôi thôi xa lộ với giòng xe nối đuôi sẽ ép mình đi mãi khó mà quay trở lại. Vì vậy mà tôi phải rán sức chống mắt nhìn bảng chỉ dẫn tên đường, chen lấn để đổi lane. Tự nhiên thằng con tôi nhắc cho tôi biết là có "phú lít" đàng sau. Qua kính chiếu hậu, tôi thấy đèn xanh đỏ chớp thật. Tôi tự nghĩ mình có làm gì đâu mà nó chớp chắc là nó bắt thằng nào đó. Nhưng sau đó tôi nghe tiếng còi hụ. Thôi đúng mình rồi. Tôi vội ra hiệu đèn bên phải và từ từ ép vào lề. Ông phú lít xuống xe, lò dò đi tới, đòi xem thẻ chủ quyền và bằng lái xe và nêu tội là tôi đi quá 55 mph. Lúc ấy tôi nói thật là tôi từ xa mới về và nói rằng tôi phải cho thằng bé con của tôi và ông bác cao tuổi đến nơi nghỉ ngơi gấp vì vừa qua sa mạc kinh hoàng. Ông phú lít tỏ vẻ thông cảm và hỏi tôi là người nước nào. Tôi trả lời là dân tị nạn anamít. Thế là ông nhoẻn một nụ cười kể chuyện ông ta đã sang VN và từng đóng ở Củ Chi. Úi chà hú vía, lần đầu tiên bị phú lít hỏi mà may mắn gặp Cựu chiến binh Hoa Kỳ tại VN, dù sao vẫn còn chút tình đồng minh.

--------------------------------------------------------------------------------
Cali hồi đó chưa có Little Sàigòn như bây giờ. Sau mấy ngày du hí xem thắng cảnh DisneyLand và Seaworld dưới San Diego chúng tôi lại lên đường trở về. Lần này chúng tôi dùng xa lộ US-1 vòng vèo qua bờ biển lên thẳng miền Bắc San Jose, San Francisco rồi ghé Sacramento thăm người bạn. Rời thủ phủ Cali, chúng tôi xuống nghỉ đêm tại Reno, bang Nevada rồi tiếp tục cuộc hành trình về Salt Lake City, bang Utah. Ðổi xa lộ I-80 về Cheyenne, bang Wyoming rồi về nhà. Tính quãng đường lái xe trong vụ hè đó là hơn 4000 miles đi ngang qua tiểu bang miền Tây, điều may mắn nhất là xe cũ rích đó không sinh bệnh giữa đường. Chúng tôi đeo đẳng với cái xe đó đến 5 năm sau mới đổi.

Mở báo chí hàng ngày, vặn radio hay bật TV lên, nếu có tin tức gì liên quan đến người Việt Nam, người ta đều dùng danh từ "tị nạn" để chỉ chúng ta dù chúng ta có đổi tên đổi họ sang John, Jack, Lynda hay Cathy; dù chúng ta có sửa mũi cho cao; có nhuộm óc cho thật vàng thật nâu. Cái chứng tích da vàng sẽ luôn luôn còn đó và sẽ gắn liền với chữ refugee theo đuổi ta đến khi xuống lỗ. Vì vậy cuộc đời tị nạn nào, dù mới hay cũ cũng giống nhau đều phải trải qua những bỡ ngỡ không ít thì nhiều. Tất cả đều phải cố gắng tùy theo hoàn cảnh. Có người may mắn thì được chính phủ giúp 7,8 năm vì con đông, có người 1,2 năm, có người không được hưởng gì cả mà phải lo kéo cầy từ đầu.

Có một số người đang muốn chối bỏ cái mác "tỵ nạn" của mình, bằng cách là tuyên bố "không làm chính trị" . Nghĩ thật là buồn cười. Nếu không phải xin định cư vào quốc gia thứ ba bằng lý do "Tỵ Nạn chính trị" thì đã bị trả về nước rồi. Một số người tình nguyện ở lại đảo Guam rồi xin về nước bằng tuần Trường Xuân; những người này rất đáng được ca tụng vì thẳng thắn - dù về sau có tiếc ngẩn ngơ - vì về đến nhà đã bị chui vô tù. Có một số người ngay từ năm 1980-1981 sau khi đủ điều kiện đã xin vào quốc tịch Hoa Kỳ, và trong đơn N-400 vẫn còn ghi rành rành là không có liên hệ dính dáng gì với Cộng Sản cả. Mẫu đơn N-400 cho đến ngày nay, nghĩa là 32 năm sau, vẫn còn những câu hỏi rõ ràng như thế. Nếu chính phủ Mỹ muốn làm khó dễ thì một số VK chắc chắn sẽ bị tội "man khai" về lý do "không làm chính trị này"

S ự nghiệp trên nước Mỹ này không phải tự nhiên mà có. Không ai đem dâng hiến cho mình. Tất cả được lập nên bằng những mồ hôi tủi nhục, bằng những hy sinh cực nhọc nơi ghế nhà trường, những giờ phút bù đầu làm bài trong đêm khuya, sau một ngày làm việc mệt mỏi. Có người sau giờ làm thường lệ, còn phải đi hút bụi làm sạch sẽ, cắt cỏ mướn, cào lá, tỉa cây, khòm lưng, vẹo cạnh sườn, mỏi cánh tay. Ở một xã hội đầy cơ hội này, ai cũng có thể tiến, để tạo cho mình một tương lai, miễn rằng biết cố gắng, chứ đừng há miệng chờ sung và than thân trách phận nuối tiếc thời vàng son mà giờ đây chỉ còn là bóng mờ dư âm./.

Y Nghia Ngay 30 Thang 4 / Di Tim Thoi Gian Danh Mat



1. On this day, in 1975, North-Vietnamese communists, following the orders of the Soviet Union, took over South Vietnam by force, using weapons and ammunitions made by the Eastern bloc and red China, like the infamous AK-47 rifle, the rocket launcher B-40, T-54 tanks... etc...

2. On that day, in 1975, millions of South-Vietnamese soldiers, civil servants, and citizens lost their lives trying to protect their freedom in a fratricidal, devastating war initiated by quisling Ho chi Minh.

3. On this day, the anti-communist Vietnamese all over the world commemorate their mass exodus. Fleeing the totalitarian regime of Hanoi , the “Boat People” crammed in rickety vessels and risked their lives on boiling seas in their quest for freedom.

4. From this day, in 1975, the Viet Communist Party shackled the entire Vietnamese people in concentration camps, in prisons, in remote jungles dubbed new-economic zones ... etc...

5. From this day, in 1975, the Vietnamese people have lost all the basic human rights. Today, they are still being deprived of these rights.

6. From this day, in 1975, a communist regime has taken place and has plagued Vietnam sinceº¹ Despite its worldwide rejection in the previous century, this surrealist regime has been strictly adhered in Vietnam and has wreaked havoc its society, its culture, its environment ... etc....

7. After 33 years of communist governance, the regime sports Vietnam as a new nation in which:

8. Men are exported for manual labour,

9. Women are auctioned on E-bay or trafficked in international dating services,

10. Children are condemned in sex slavery,

11. Infrastructure is crumbling but 5-star resorts, luxurious hotels, and lavish golf courses abound, a result of blatant collusion between foreign investors and corrupted politburo commissars.

12. 80% of the populace lives below the poverty line. Strikes, mass protests against social injustices become more frequent. The divide between the rich powerful and the poor helpless is unstoppably getting wider.

13. The following question is therefore inevitable: What has the communist regime done for Vietnam since quisling Ho chi Minh imported an estranged dogma and thoroughly applied it first, in the North in 1929 and second, in the South after April 30, 1975?

14. Dear friends, please raise your voice! Ask yourself whether or not Apr 30, 1975 merits to be observed and called our National Day of Sorrow?

And how do you label this VCP regime Feudal ? Colonial ? Or imperialist ?

No, this regime is set up by a red Mafia gang and reigns with a new doctrine that, my friends, you can give it a nomenclature after realizing the meaning of April 30.


30.4.75: Đi tìm thời gian đánh mất

Tác giả: Nguyễn Văn Lục
Danh Mục: • 30 Tháng Tư


30.4.75: Đi tìm thời gian đánh mất

Sàigòn không còn ngày

Buổi tối, tôi leo lên sân thượng. Trời tối đen, có một sư im lặng sâu thẳm. Nhưng trong bóng đêm, tôi đã nghe rõ được tiếng của im lặng. Cái im lặng của cõi đêm, của một trống rỗng, của một hố thẳm, của một mảnh đời đang sống đã khép lại. Chỉ mới hôm qua, những chiếc trực thăng còn lập lòe trên các mái nhà và biệt tăm ngay sau đó vào đêm tối. Rồi chốc lát đã mất hút. Kissinger đã bá cáo với TT Ford là phái bộ quân sự Mỹ đã hoàn thành tốt đẹp việc di tản. Đã có 4500 người Việt Nam, trong đó có 450 người Mỹ đã có may mắn được di tản ra khơi. Còn những người khác? Niềm hy vọng như cạn mòn.

Tướng Kỳ có thể là nguồn hy vọng cuối cùng thì đã dùng trực thăng bay từ Tân Sơn Nhất và đã đáp xuống Hàng không mẫu hạm Midway ở ngoài khơi VN. Bà Kỳ đã được di chuyển dời khỏi VN trước đó mấy ngày.

Trước đó, ngày 28/4/1975, dưới áp lực nặng nề của CS chung quanh Sài gòn, cơ hội đã đến, tờ Điện Tín do nhóm Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức được tái bản mà nội dung là kêu gọi nhân dân nổi dạy làm chủ chính quyền, kêu gọi đầu hàng và làm tan rã hàng ngũ quân đội miền Nam.

Đài phát thanh Sàigòn, trụ sở 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo ông Nguyễn Mạnh Tiến chỉ còn độ 80% nhân viên còn ở lại làm việc. Họ là những Vũ Ánh, Duy Đăng, Trương Vệ Minh, Truơng Văn Bảo và những nhóm nhân viên trẻ chưa chịu bỏ đài như Yến Tuyết, Lê Phú Bổn, Nguyễn Thanh Nghiệm, Nguyễn Vĩnh Lộc, Hoàng Hà vv. Người ta tưởng rằng những nhân viên đài phát thanh chắc phải được di tản vì tính chất công việc dính dáng đến chính trị của họ. Nhưng không, họ còn ngồi ở đấy.

Trong khi đó mấy trăm nhân viên đài VOF (Tiếng nói Tự Do), trụ sở ở số 7 Hồng Thập Tự đã được Mỹ cho di tản ra Phú Quốc từ nhiều ngày trước.

Trong dịp này, tôi gặp một người bạn là thương gia làm ăn với Mỹ, nhà ở góc Bùi Thị Xuân và Phạm Ngũ Lão, anh đang đạp xe đạp. Anh cho biết vợ anh đã dắt theo 4 con trai đi theo một thằng bồ Mỹ.

Anh chẳng còn gì. Mất tất cả.

Tin tức viễn ấn (teletype) dồn dập cho biết 6 sư đoàn CSBV đang thắt chặt bao vây Thủ Đô Sài gòn.

Ngày 30 tháng 4, 1975 Sàigòn tràn ngập chiến xa của quân Bắc Việt. Photo AFP/Getty Images

Khoảng 15 giờ chiều hôm ấy, đám nhân viên đài phát thanh được lệnh đi làm Trực Tiếp Truyền Thanh tại Dinh Độc Lập trên một chiếc xe Van. Xe có trụ ăng ten lắp ráp để để truyền tín hiệu về đài và được phát qua FM (Biến Điện tần số), nơi tiếp nhận là Master Control (Điều hành trung Tâm), ở trụ sở Đài, rồi từ đó lại truyền lên Trung Tâm phát sóng Quán Tre để đưa lên các tần số phát thanh. 16giờ 55, đó là buổi trực tiếp truyền thanh cuối cùng của đài Sàigòn trong buổi lễ trao nhiệm vụ giữa Tổng Thống Trần Văn Hương và Đại tướng Dương Văn Minh. Có mặt trong buổi lễ trao nhiệm hôm đó còn có khá đông các nhân vật chính trị như: Trung Tướng Đổng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng bộ TTM, trung tướng Trần Văn Minh, tư lệnh không quân. Các gương mặt chính trị quen thuộc như NS Nguyễn Văn Huyền, Trần Văn Lắm, Vũ Văn Mẫu, Tôn Thất Đính.. Cựu chủ tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Lương, các dân biểu Nhan Minh Trang, Khiếu Thiện Kế, Nguyễn Tuấn Anh, Hô Ngọc Nhuận.

Tiếp đến còn ba Phó Thủ tướng là Nguyễn Văn Hảo, Trần Văn Đôn, Dương Kích Nhưỡng. Các Quốc Vụ Khanh Nguyễn Xuân Phong, Lê Trọng Quát, Phạm Thái, Nguyễn Văn Ái, Tôn Thất Niệm, Nay Luet và LM Cao Văn Luận.

Dù vội vã cách mấy, người của ông Mẫu, có thể là ông Lý Quý Chung hay Đại Tá Đẩu cũng đủ thì giờ thay thế huy hiệu Tổng Thống của ông Thiệu với cờ bay rồng lượn ra huy hiệu Hoa Mai Năm cánh.. Ông Minh vốn là người mê phong lan. Huy hiệu hoa mai là phải rồi. Hoa mai ấy chỉ nở được đúng 48 giờ.

Tổng Thống VNCH Dương văn Minh những ngày cuối chế độ. AFP/Getty Images

Ngày 29 tháng Tư, thủ tướng Vũ Văn Mẫu lên tiếng trên đài phát thanh yêu cầu DAO, tức bộ phận Tùy Viên quân lực Hoa Kỳ phải dời khỏi VN..Đến ngày 30 tháng tư, lúc 10 giờ sáng TT Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh bị tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho về vườn từ 1974, đột ngột xuất hiện. Nay mới biết ông ta được Trung Ương Cục miền Nam móc nối, với bí số của R, nay là phụ tá Tổng Tham Mưu Trưởng. Ông đọc nhật lệnh ngưng bắn, yêu cầu quân đội tuân lệnh Tổng Thống Dương Văn Minh.

Cứ như thế này thì ông Dương Văn Minh đã được khuyến cáo của đại diện MTGPMN là phải để chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh làm phụ tá TTM trưởng chăng? Có sự sắp xếp trước như thế chăng?

Sau cuộc tập kích vào sân bay Tân Sơn Nhứt vào lúc buổi chiều của sĩ quan không quân Nguyễn Thành Trung, Tướng Minh tưởng lầm là do tướng Kỳ làm đảo chánh, ông vội ra lệnh cho Thiếu Tá Hoa Hải Đường, tùy viên của ông, cùng với Hồ Ngọc Nhuận chuẩn bị để “có thể phải chiếm đài phát thanh”. Nhưng sự thể đã không xảy ra như vậy. Cũng chiều ngày 28/4, họa sĩ Ớt, cán bộ chỉ Huy điệp vụ cách mạng nhờ Hồ Ngọc Nhuận nhắn với tướng Dương Văn Minh rằng, theo lời yêu cầu của cách mạng, ông Minh nên giao chính quyền lại cho cách mạng. Hồ Ngọc Nhuận quên chưa kịp thông báo đến ông Minh thì hai ngày sau, Sàigòn thất thủ.

Phần tướng Dương Văn Minh đóng đúng vai trò trung gian chuyển giao quyền hành mà công việc chỉ là để ký giấy tờ đầu hàng. Đó cũng là điều mà đại sứ Martin đã cảnh cáo tướng Kỳ: Bất cứ điều gì xảy ra chống lại vai trò của tướng Minh trong lúc này đều bi Washington và Hà nội không chấp nhận.

Rõ ràng là có sự sắp xếp giữa hai bên.

Ngay tại dinh Tổng Thống, suốt cả ngày, ông Minh nóng nảy bồn chồn, đi đi lại lại trong phòng chở đợi tin tức của hai phái đoàn đã được phái vào Tân Sơn Nhất. Một đoàn do Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Văn Diệp, Tô Văn Cang và nguyễn Văn Hạnh. Một đoàn khác do LM Chân Tín và các ông Trần Ngọc Liễng, Châu Tâm Luân. Vẫn chưa có tin tức gì, chưa biết họ sống chết ra sao. Nhiều người thân cận ông Minh khuyên ông đầu hàng. Nhưng với bản tính do dự. Ông đã không làm như thế vì nghĩ rằng đồng bào ông sẽ khinh ông, nếu ông đưa ra một quyết định tương tự. Và cái quyết định duy nhất của ông Minh là không quyết định gì cả sau khi gửi người vào Tân Sơn Nhất.
Cách đó 48 ki lô mét về phía Nam, tướng Văn Tiến Dũng chuẩn bị tấn công.

Trùm mật vụ Polgar lúc trưa ngày 30 tháng tư đang lênh đênh trên tàu USS Denver được tin trên đài BBC là quân đội Việt Minh đã vào Sàigòn, ông làu bàu: Để mặc cho lịch sử sang trang”

Một triệu, một trăm mười ngàn (1.110.000) binh sĩ VNCH đâu rồi? Và 50 binh sĩ Hoa Kỳ còn sót lại? Mà Neil Sheenan trong Innocence perdu đã từng nói: “Cette guerre que nous n’aurons jamais gagné’’ (Trận chiến mà chúng ta đã chưa hề bao giờ thắng). Mà nay chúng ta chuẩn bị một cuộc hành trình qua sa mạc (une traversée du désert) với khô héo cạn kiệt hy vọng, một hành trình gian khổ với đầy bất trắc đe dọa, hiểm nguy.

Trưa 30-04-1975, ngồi một mình thấy tương lai vô định. Lòng buồn vô tả. Nước mắt tuôn trào không ngăn được. Bụng tự nhiên nhói lên từng lời. Vui chưa thấy, lo thì như ứa tràn. Chẳng hiểu chính quyền mới đối xử ra sao ? Đó cũng là mối lo của tất cả mọi nguời. Chiến tranh đã chấm dứt. Đáng nhẽ phải vui mà hóa buồn.

Hết rồi cảnh chạy đôn chạy đáo tìm đường thoát thân. Có sự im lặng nặng nề như một con vật chờ chết trong nỗi tuyệt vọng. Ván bài chơi đã xong. Ngoài đường, 8 chiến xa T-54 đã vào thành phố trên đại lộ Thống Nhất. Nhiều nhà đóng cửa rồi từ trong nhà ngó ra xem động tĩnh. Chỉ có một thiểu số người dám ra đường đứng thản nhiên nhìn đoàn xe cộ đi qua. Bộ đội tỏ ra ngơ ngác và kỷ luật. Họ dơ tay vẫy chào ngượng ngập.

Mãi vào lúc 16 chiều ngày 30-4-1975, ba vị thuyết khách của ông Dương Văn Minh, thuộc thành phần thứ ba là luật sư Trần Ngọc Liễng, giáo sư Châu Tâm Luân và Linh Mục Chân Tín mới từ trại David Tân Sơn Nhứt ra về. Các ông là những người được tướng DVM cử làm đại diện vào trại David chiều ngày 29-4-1975 để thuyết phục những người của Mặt trận với lời yêu cầu họ đừng đánh phá Sài gòn. Các tướng Nguyễn Anh Tuấn và Đại tá Võ Đông Giang đã hứa chỉ pháo chút ít để làm áp lực với tướng DVM mà thôi. Quân Bắc Việt đã tiến quân vào TSN nên các ông bị kẹt lại cho đến chiều 30 tháng tư mới ra về được.

Trước đó, lúc 17 giờ ngày 29 tháng tư, 1975, khi được báo tin ba người của tướng Minh là Trần Ngọc Liễng, Châu Tâm Luân và lm Chân Tín được cử đi gặp đại diện chính phủ cách mạng đề nghị ngưng bắn, Tướng Timmes tỏ ra thất vọng và ngao ngán: ba người này đều là những người chống lại chính sách của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Thật mỉa mai, số phận những người Mỹ cuối cùng ở Sài gòn lại nằm trong tay họ.
Timmes trước khi tạm biệt ông Minh đã hỏi Đại Tướng Minh là Cộng Sản có đánh đến cùng bằng pháo binh không? Ông Minh vẫn như trước, chẳng biết gì cả, lơ mơ hết chỗ nói. Và đó cũng là cuộc nói chuyện cuối cùng giữa hai người.

Về phía tướng Văn Tiến Dũng thì viết về việc này như sau: “Vào lúc 2 giờ sáng, phái đoàn quân sự của ta ở trại David trong Tân Sơn Nhất điện về bộ chỉ huy chiến dịch báo cáo: Có ba người do chính quyền Sàigòn cử đến gặp chúng tôi để thăm dò việc ngưng bắn. Đồng chí Võ Đông Giang tiếp họ và nói rõ lập trường, quan điểm của ta trong tuyên bố của chính phủ Cách mạng lâm thời ngày 26 tháng tư. Sau đó họ xin ra về. Tôi nói pháo của quân ta đang bắn mạnh vào sân bay, rất nguy hiểm, không nên về. Cuối cùng cả ba người đồng ý ở lại. Hiện giờ, họ đang ở trong hầm với chúng tôi…’’

Có thêm Lê Đức Thọ và Phạm Hùng đã đến sở chỉ huy tiền phương của tướng Dũng để cho tướng Dũng biết tình hình chính trị ra sao? Trong hồi ký của tướng Dũng viết: “Lúc 15 giờ 40 phút, một biên đội năm chiếc A-37 các đồng chí ta lái do Nguyễn Thành Trung dẫn đường, đã cất cánh từ sân banh Thanh Sơn đi đánh Tân Sơn Nhất. Một trận phối hợp tuyệt đẹp…”

21 năm sau, vào ngày 28-1-1996, Chân Tín trả lời phỏng vấn đài VNCR đã nói khác: “Chúng tôi ngồi yên nhìn cái ngu dốt và cái sa lầy của một chế độ đang trên đà tan rã.’’ Nay, mới đây nghe tin ông ra tờ báo chui. 82 tuổi đầu tưởng đã tự cho phép mình hưu tranh đấu. Ông vẫn chưa ngưng nghỉ. Điều gì khiến một nguời đã tạm quay mặt với Chúa để theo Cách mạng, nay trở thành kẻ đối đầu với chính những điều xác tín của mình?

Ngoài phố, chỉ còn nghe tiếng xích sắt khô khan của bánh xe nghiến trên mặt đường nhựa. Mặt đất như rung lên bần bật. Sàigòn như oặn mình dưới làn xích sắt đi qua. Tiếng xích sắt như nhắc nhở gợi về tiếng xích sắt của mùa xuân Praha năm nào. Cái mùa xuân nát úa. Cái mùa xuân hy vọng của tuổi trẻ Prague chưa kịp nhú lên thì đã bị xích sắt xe tăng của Hồng quân Liên Xô đè dập nát khi tiến vào Prague, trên những dường phố lát đá gồ ghề, thẫm màu đen thuở nào. Praha, Sài gòn, ngạo nghễ và tủi nhục.

Những chiến xa trên có cắm cờ của mặt trận Giải Phóng miền Nam như niềm hy vọng nhỏ nhoi của người Sài gòn. Niềm hy vọng mong manh mà đằng kia là cuối đuờng.
Những chiếc chiến xa đang chạy trên đường Tự Do, Catinat cho nguời ta có cảm tưởng đường Tự Do của miền Nam là đại lộ Champs-Élysées của Paris hồi nào… Nhưng Champs-Élysées của Paris vào tháng 8-1944 là cả một biển người đón tiếp De Gaulle. Biển người đó là nỗi vui mừng giải thoát, chỉ có tiếng cười và nước mắt hoan lạc.

Nhưng Champs Élysées thì không phải đưởng Tự Do ở Sài gòn. Đường Tự Do không có nỗi vui hoan lạc mà chỉ có những ánh mắt lo âu và sợ sệt. Ở một góc phố cạnh hotel Majestic, người ta thấy một nhóm nhỏ người đứng nhìn chiến xa đi qua. Bên kia đường, có một thanh niên mặc quần tây áo trắng bỏ ngoài quần, chắp tay đứng nhìn. Không có biển ngưòi mà cũng không có tiếng vỗ tay reo hò. Và 125 nhà báo ngoại quốc đứng ở đâu đó.

Một cảnh chen nhau chạy loạn vào những ngày cuối tháng tư, 1975 tại Miền Nam Việt Nam. Photo AFP/Getty Images

Họ còn ở lại để chứng kiến cảnh tháo chạy, cái cảnh mà Bảo Ninh đã mô tả trong truyện ngắn Ba lẻ một: chen chúc, xô lấn, giày đạp, chà xéo, đánh nhau, giết nhau, cưỡng hiếp và cướp bóc và cảnh tiến tới ồ ạt của những T54 và K63, như một cơn lốc bẳng thép xé mặt lộ lướt tới với thần tốc kinh hồn, là phẳng mọi chướng ngại trên đường, nhắm hướng Nam truy kích…

Vào ngày 30 tháng tư, đài phát thanh Sàigòn mở đầu bằng tiếng hát Trịnh Công Sơn. Tiếng hát một thời. Tiếng hát của một đời ngưòi.

Anh cất tiếng hát không phải khúc ca da vàng, nhưng lạc lõng với bài: Nối Vòng tay lớn bên cạnh đám bạn bè anh, trong đó có Nguyễn Hữu Thái, một SV tranh đấu. Nguyễn Hữu Thái rất hãnh diện về điều này cũng như về bức hình đứng cạnh tướng Minh trong việc ký kết đầu hàng. Phải chăng, đó là vốn liếng dâng cách mạng của anh. Sau này tìm đường ra hải ngoại, sống được mấy năm và thấy lạc lõng, anh chị đã quyết định về hẳn VN sinh sống.

Dân Sàigòn đã đón tiếp quân Giải Phóng như thế. Một nhúm người người dân ngơ ngác, 125 nhà báo và TCS với Nối Vòng Tay Lớn. 8 chiến xa có trang bị kính nhắm hồng ngoại tuyến dùng cho những cuộc đánh nhau ban đêm? Chả còn gì để dấu diếm nữa. Những chiến xa Liên Xô từ ngoài Bắc chạy thẳng vào chứ đâu phải của mặt trận giải phóng miền Nam? Trên chiến xa có cắm cờ MTGPMN. Nhưng cắm một lá cờ thì không lẽ đủ để thay đổi nguồn gốc một lịch sử.

Trong khi đó, ông Minh và toàn bộ chính phủ ông đã chờ sẵn tại dinh độc lập để trao quyền hành lại cho những người chủ mới. Người ta không thấy có một đại diện nào của MTGPMN. Nhiều người chê trách ông Minh hèn “bán đứng miền Nam”. Nếu ông Minh hèn thì những kẻ chạy vắt giò lên cổ từ những ngày cuối tháng tư phải gọi bằng tên gì ? Kẻ trốn chạy và kẻ ở lại lãnh thẹo, ai hèn hơn ai? Sài gòn lúc đó như một bãi rác với đủ thứ rác: rác Mỹ, rác quân đội với súng ống, quân trang, quân dụng vứt bừa bãi, rác chính quyền tham nhũng. Cùng lắm, ông Minh chỉ là người không thức thời cúi mình xuống nhặt cái danh chính quyền bị người ta vứt lại từ đống rác đó.

Có vấn đề là trao quyền hay đầu hàng. Xin dẫn chứng một tài liệu cho thấy rõ bản viết tay của tướng Minh là đầu hàng. Cũng theo ông Vũ Ánh, một cấp chỉ huy đài phát thanh Sài gòn lúc bấy giờ thì có hai bản hiệu triệu của tướng Minh. Bản hiệu triệu đầu tiên vào lúc 10 giờ sáng 30/4 của tướng Minh kêu gọi quân đội, cảnh sát “giữ vị trí buông súng để bàn giao chính quyền trong vòng trật tự”. Bản hiệu triệu từ lúc 11 giờ trở đi chỉ khác cuốn băng đầu tiên ở điểm “đầu hàng vô điều kiện” thay vì “bàn giao chính quyền trong vòng trật tự”.

Cũng trong dịp này, ông Bùi Tín xác nhận với đài RFA rằng, hôm 30 tháng tư, 1975.. Phó Thủ Tướng Nguyễn Văn Hảo yêu cầu được bàn giao cho chính quyền 16 tấn vàng trữ kim của VNCH. Tin này chấm dứt những tin đồn là ông Thiệu đã mang những tấn vàng đó sang Đài Loan. Lại còn vấn đề trao cái chính quyền đó vào tay ai? Sau này, người nói ông Bùi Tín, người nói Chính ủy Tùng. Nhưng ở đây, một lần nữa cho thấy chính quyền CS đã cố tình hất cái vai trò của ông Bùi Tín ra khỏi cái trách nhiệm lịch sử là nhận bàn giao đầu hàng của ông Dương Văn Minh.

Vì theo Stanley Karnov, trong Viet Nam viết: “Ngồi trên một chiến xa vào dinh độc lập, Ông Bùi Tin chuẩn bị đóng hai vai trò một lúc: Là nhà báo, ông muốn là nhân chứng cho cuộc đầu hàng. Nhưng là sĩ quan cao cấp trong đơn vị của ông, ông muốn chính ông tiếp nhận sự đầu hàng này. Tôi chờ các ông từ sáng nay để trao quyền hành lại cho các ông, đại tướng Minh đã nói như thế khi ông Bùi Tín vào đến đại sảnh. Bùi Tín đáp lại, không có vấn đề trao quyền hành. Quyền hành của các ông còn đâu để mà giao. Ông không thể giao một cái mà ông không có.” (Pénétrant à bord d’un char dans la cour du Palais, il se préparait à jouer un double rôle: journaliste, il désirait être témoin de la capitulation, officier le plus élevé en grade de son unité, il avait pour devoir de la recevoir. J’attends depuis ce matin pour vous remettre le pouvoir, annonca le général Minh, quand Bui Tin entre dans le salon. Il n’en est pas question, répliqua le colonel. Votre pouvoir s’est écroulé. Vous ne pouvez donner ce que vous n’avez pas.)

Nhưng có lẽ câu nói quan trọng nhất của Bùi Tín vẫn là câu sau đây: “Cùng là người Việt Nam cả, sẽ không có kẻ thắng người bại. Chỉ có người Mỹ là kẻ bại trận. Nếu ông là người yêu nước, đây là lúc để vui mừng, vì chiến tranh đã không còn nữa trên quê hương của chúng ta.” (Entre Vietnamiens, il n’y a ni vainqeur, ni vaincus. Seul les Américains ont été battus. Si vous êtes patriotes, c’est le moment de vous réjouir. La guerre pour notre pays est terminée”

Từ đó đến nay, đã hơn 30 năm, người ta vẫn chờ đợi câu nói của Bùi Tín được thực hiện. Cũng trong tháng 9 năm 1975, các ông Lê Đức Thọ và Xuân Thủy còn nhắc nhở mọi người rằng: Ai còn nói ngụy là nguy…

Hồi mất Điện Biên Phủ, cuộc chiến giữa Pháp và Việt Minh phải mất 56 ngày đêm. Mất Sàigòn nhanh hơn, chỉ có 55 ngày. Ít hơn một ngày. Hồi ĐBP, chỉ mất một nữa. Lần này mất tất cả.

Phía những người thua trận

Không kể những người đã tháo chạy, không kể những người còn kẹt lại trong gọng kìm lịch sử oan nghiệt. Còn có những người cất lên tiếng nói cuối cùng.

Thiếu Tá Long, Cảnh sát Quốc Gia đã đến đứng trước tượng TQLC trước tòa nhà Quốc Hội ở Sàigòn rồi rút súng tự sát. Ông đã nằm chết ngay dưới chân pho tượng.
Trung sĩ Quân Cảnh Trần Minh, thuộc đại đội một quân cảnh phụ trách an ninh khu vực Bộ Tổng Tham Mưu. Lúc 10giờ 30, sau khi nghe tin đầu hàng, trung sĩ Trần Minh đã dùng súng lục tự tử dưới chân cột cờ Bộ TTM.

Thêm vào đó là những cái chết của Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh. Chuẩn tướng Trần văn Hai, sư đoàn 7 bộ binh. Thiếu Tướng Phạm văn Phú, tư lệnh quân khu 2. Thiếu tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó quân đoàn 4. Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh quân đoàn 4. Những cái chết anh dũng. Nhưng đã thay đổi được gì và có thể đại diện cho những vị khác đã bỏ chạy không ? Đó là những cái chết bằng ngàn lời ca, bằng vạn tiếng nói.

Và kẻ chết cuối cùng vẫn là kẻ có lý.

Và tự sát bao giờ cũng cần được hiểu là một sự hy sinh cuối cùng (Ultimate sacrifice) đáng được trân trọng.

Không có cái chết vô ích mà chỉ có những cái sống vô ích.

Đó là số phận những người đã tự chọn cái chết. Những cái chết đó giá trị bằng ngàn lời ca, bằng vạn tiếng nói.

Còn số phận những người còn lại?

Tôi ghi lại đây hình ảnh một anh lính VNCH, đi chân đất, hai tay áo rách, đầu gối rách, chắp tay. Đằng sau anh là một bộ dội mặc đồ đen, cầm súng lăm lăm và sau chót là đám đông dân làng, khoảng 6, 7 chục người khoanh tay bất lực với lời ghi chú của nhiếp ảnh viên: *Un avenir qui ne s’annonce pas vraiment radieux pour ce soldat de Thiệu: pendant combien d’années sera-t-il rééduqué...

Một tương lai không mấy sáng sủa cho người lính này của Thiệu: Người lính này sẽ bị đưa đi học tập cải tạo trong bao lâu?

Thật ra người lính lúc đó chỉ có 3 chọn lựa: di tản ra nước ngoài, nhẫn nhục để đi học tập cải tạo hoặc tìm đến cái chết. Cạnh đó là bức hình của kẻ chiến thắng. Hình một anh bộ đội chống nạng, cụt hẳn một giò đến háng, đi bên cạnh một xe tăng đã bốc cháy với lời ghi:* Après les vingt- cinq années de guerre, une photo qui résume tout (ảnh của Leroy-Gamma). Sau 25 năm cuộc chiến, một bức hình nói lên tất cả..

Cũng khoảng 2 giờ rưỡi trưa hôm ấy, những chiến xa đã từ trong dinh Độc Lập chạy dọc theo đại lộ Catinat-Tự Do, từ nhà thờ Đức Bà ra hướng bờ sông.. Có tới mười người rụt rè dơ cánh tay vẫy chào. Nhiệm vụ của người chiến thắng không phải là dễ. Chiếm được Sài gòn rồi, nhưng làm sao thay vì chỉ có 10 cánh tay dụt dè dơ lên, phải nhân lên bao nhiêu triệu lần? Phải chờ xem vậy thôi.

Vào cái giờ này của ngày chiến thắng. Toàn bộ báo chí đã ngưng xuất bản. Gần 50 chục báo hằng ngày của Sàigòn sáng nay vắng mặt. Họ đâu cả rồi? Tất cả liên lạc viễn thông với thế giới bên ngoài cũng bị cắt. Họa chăng còn lại đại diện của các tòa đại sứ sau đây: Pháp, Bỉ, Nhật, Khâm sứ tòa thánh, Thụy Sĩ và lãnh sự Ấn độ. Chế độ mới hầu như tạm thời cắt đứt với thế giới bên ngoài. Cho mãi đến ngày 23 tháng năm, liên lạc với thế giới bên ngoài mới được nối lại và chuyến bay đầu tiên ra nước ngoài vào ngày 24 tháng năm. Chuyến bay này chở một số người ngoại quốc còn kẹt lại trong thành phố mà phần lớn là người Pháp.

Theo Ngũ Giác Đài, có khoảng 50 ngưởi Mỹ bị kẹt lại VN sau ngày 30 tháng tư, cộng thêm 26 người VN là vợ con của những người Mỹ này. Sát cạnh nhà tôi, có hai vợ chồng người Việt cũng ra đi theo diện quốc tịch Pháp. Trong tình huống này mới thấy người Pháp là những người tử tế. Chị họ con ông bác tên Diệp, làm y tá nhà thương Grall cũng được đi và sang Pháp cũng làm y tá lại, lương bổng ngạch trật như cũ.

Chẳng bao lâu sau, có vợ chồng một đại tá, đã đến cư ngụ ờ căn nhà đó. Sau này, suốt vài năm ở cạnh nhà như hàng xóm, ra vào đụng mặt nhau, ông bà chưa bao giờ nói chuyện, hoặc chào hỏi chúng tôi lấy một lần. Điều này phải được hiểu là thế nào? Không dễ dàng gì để những người dại diện đó được nhìn nhận. Họ không có trong mắt của người Sàigòn.

Chiến thắng thì đã xong, nhưng chinh phục thì chưa tới. (NVL)

Dinh Doc Lap Ngay 30 Thang 4



Kể lại vài việc diễn ra trong Dinh Độc Lập
Tác giả: Thanh Thương Hoàng

Hàng năm cứ tới ngày 30 tháng Tư đa số người Việt nơi hải ngoại chúng ta lại không khỏi bâng khuâng xao xuyến, không khỏi thở ngắn than dài, không khỏi ăn năn hối tiếc, và nhất là không khỏi oán hờn (cả bạn lẫn thù).

Mặc dầu đã hơn 30 năm trời trôi qua, thời gian đã phôi pha, biết bao vật đổi sao rời, mà lòng người Việt vẫn“ đá mòn nhưng dạ chẳng mòn”. Tới ngày này là dư luận lại như nổi sóng và mọi việc người ta nói tới khiến có cảm tưởng như mới xẩy ra ngày hôm qua. Chuyện thật, chuyện giả, tuyên truyền, bênh vực, xuyên tạc, khiến cho lớp hậu sinh (thuộc các thế hệ sau) sinh ra và lớn lên ở đất nước người này sẽ chẳng biết đâu mà lần. Và tất nhiên dù muốn dù không rồi người ta cũng sẽ tin vào lời nói và sách viết của những kẻ tự coi là thắng trận vì mấy ai chịu tin kẻ bị thua (?). Do đó sẽ rất thiệt thòi cho chúng ta, những người quốc gia. Chúng ta sẽ bị mang tiếng và sẽ “mất mặt”, vì theo luận cứ của kẻ (tự coi là) chiến thắng, thì chúng ta là người có “tội” với đất nước.

Vậy theo tôi, trong khi chúng ta, những người quốc gia cuối cùng còn lại (của cuộc chiến) nên nói, nên viết ra hết những gì mình tai nghe mắt thấy, dù lớn dù nhỏ, trong cơn biến động long trời lở đất của non sông đất nước để may ra góp được phần nào trong muôn một của sự thật, ngõ hầu con cháu chúng ta mai sau có thể “nhìn” thấy để biết sự thật (lịch sử) một cách vô tư trong sáng.

Tôi may mắn được quen biết một ông bạn già nhà binh từ khá lâu và được ông cho biết ông có một người bạn từng chứng kiến nhiều sự việc xẩy ra trong và quanh Dinh Độc lập, vì ông giữ một vai trò khá quan trọng (trong Dinh) những ngày Saigon hấp hối – 30 tháng Tư 1975. Ông vốn là người khiêm tốn, kín tiếng, không muốn “lời qua tiếng lại ồn ào”, thầm lặng sống những ngày tháng còn lại nơi xứ người. Tôi nghe cũng để biết vậy mà thôi.

Một buổi tối tôi “coi” truyền hình thấy một ông nhà thơ phỏng vấn một cựu sĩ quan VNCH về những vấn đề có tính cách “ngoại sử” nhưng lại rất hữu ích cho những người còn ôm mối hận lưu vong. Tôi chợt nhớ tới “ông bạn của ông bạn tôi”, một nhân vật từng một thời “trấn nhậm” trong Dinh Độc lập. Tôi nghĩ ông phải biết nhiều sự việc xẩy ra trong mấy ngày Dinh đổi chủ, biết đâu chẳng giúp giải đáp cho mình nhiều nghi vấn. Tôi nhờ ông bạn nhà binh già dàn xếp cho một cuộc phỏng vấn. Lúc đầu ông (người tôi muốn phỏng vấn) tỏ ý ngại ngùng vì “không muốn dư luận bàn tán đàm tiếu”. Nhưng rồi nể lời ông “ bạn đồng cấp”của ông, ông bằng lòng với sự dè dặt thường lệ: “Biết gì, thấy gì tôi nói, thế thôi, vì tôi không phải là yếu nhân, chỉ là kẻ thừa hành của người trong cuộc.” Chuyện ông cho tôi biết, dù nếu chẳng có gì to tát hay quan trọng, tôi nghĩ đó cũng là những sự việc mà chúng ta nên ghi nhận để (nếu đúng là vậy) trả lại sự thật cho những sự việc mà bấy lâu nay chúng ta vẫn cứ đinh ninh là như vậy. Hơn nữa, một vài viên gạch của ngôi nhà sụp đổ biết đâu lại chẳng giúp chúng ta khi cần có thêm vật liệu để xây lại một bức tường!

Ông không muốn tôi kể tên ông trong bài viết. Tôi nói nếu vậy bài viết sẽ khó tạo được niềm tin nơi người đọc và giá trị sự thật giảm đi nhiều (vì có thể người ta cho là tôi bịa). Vậy thì tôi cứ xin phép kể tên và chức vụ ông ra đây. Ông có trách tôi xin chịu. Nhưng dù sao, nể lời ông, tôi xin ghi tắt tên họ ông. Đó là (nguyên) đại tá VQC, chánh võ phòng Dinh Độc lập dưới “trào” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho tới ngày 30.4.1975.

Cuộc chuyện trò diễn ra dưới hình thức phỏng vấn, hỏi đáp.

Được hỏi về những việc xẩy ra trong ngày 30.4.1975 trong và quanh Dinh Độc lập (mà ông tai nghe mắt thấy) ông VQC cho biết: hai cánh cổng chính (mặt tiền) Dinh Độc lập ngày 30.4 được mở từ buổi sáng. Khi đó trong Dinh mọi người vẫn qua lại tuy với một cung cách không bình thường. Ông Nguyễn Văn Hảo (nguyên phó Thủ tướng) thấy ông vẫn mặc bộ đồ nhà binh nói ông và các nhân viên quân đội làm việc trong Dinh nên thay đồ dân sự là hơn.. Thế là từ lúc đó trong Dinh chỉ còn một người duy nhất bận đồ nhà binh, cổ áo mang ngôi sao: đó là cựu chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh vừa được “phong” quyền Tổng tham mưu trưởng.

Vào lúc 10 giờ 30 có một xe bọc sắt (hình như là loại V10) của Lôi Hổ (lực lượng đặc biệt) chở mấy sĩ quan mặc đồ rằn ri tới. Họ vào trong Dinh mời ông Nguyễn Hữu Hạnh ra trước cửa Dinh đứng trước chỗ xe bọc sắt đậu và lớn tiếng chất vấn: “Chưa có gì sao đã bắt (chúng tôi) buông súng?” Sau một hồi nói qua nói lại, không biết ông Hạnh nói gì đó, mấy sĩ quan này bỏ ra xe bọc sắt phóng đi. Ông Hạnh vào trong Dinh nói với ông VQC muốn có một xe díp để đến Bộ Tổng tham mưu. Ông VQC kiếm cớ từ chối là tài xế đã bỏ đi mất.

Tới khi bị nhốt chung trong phòng, ông Hạnh nói với ông VQC: “Tôi cám ơn anh lắm. Sự việc mà anh không giúp tôi (cái xe) để trở về Bộ Tổng Tham Mưu đã cứu sống tôi.” Ý ông ta nói là nếu lúc đó ông trở về Bộ Tổng tham mưu thì có thể đã bị (quân ta) giết chết.

Vẫn theo lời kể của ông VQC mãi tới 12 giờ 30 trưa mới có hai xe tăng, một xe nơi cần “ăng ten” có treo cờ Mặt trận giải phóng miền Nam xanh đỏ, lao qua cổng chính vào trong Dinh.

Sau khi hạ cờ VNCH trên nóc Dinh Độc lập và treo cờ Giải phóng miền Nam xong (chính là lá cờ trên xe tăng), binh lính Việt cộng trên hai xe tăng đậu trước sân Dinh đồng loạt nổ súng chỉ thiên để mừng chiến thắng.

Tôi hỏi: “Lúc ấy các ông ở đâu?”

Ông VQC: “Ở trong Dinh”.

“Nghĩa là vẫn chưa bị họ nhốt?”

Ông đáp: “Anh em chúng tôi vẫn chưa bị nhốt, lúc họ mới vào thì họ chưa có hành động gì hung hăng cả.”

Và ông cho biết thêm: “Khi đó rất đông dân chúng tụ tập ngoài hàng rào sắt của Dinh Độc Lập, có lẽ vì hiếu kỳ, thấy hai bên không có bắn nhau họ bèn tràn vào trong sân rồi cả trong Dinh để coi cho biết.

Kể từ lúc hai cái xe tăng vào trong Dinh cho đến khoảng 1 giờ sau, trong Dinh coi như ai muốn đi ra ngoài hay ở lại cũng được, chưa có sự kiềm chế nào. Các viên chức trong Nội các mới đều ở lại trong Dinh. Hai ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu ở trên lầu. Lúc đó vào khoảng 2 giờ chiều, một lính VC đứng ở ngay gần cầu thang đi lên lầu dùng tay đưa lên miệng làm loa và nói lớn: “Ai có phận sự trong Dinh thì vào làm việc với chúng tôi trong phòng họp này (chỉ vào phòng lớn mà trước đây vẫn dùng làm phòng họp nội các), phòng này nằm ở tầng dưới, phía bên cánh trái dinh Độc Lập. Còn không thì ra về.”

Lúc ấy dân chúng lục tục ra về hết. Vào khoảng 3 giờ chiều chúng tôi bị họ đưa xuống nhốt trong một phòng dưới tầng hầm là chỗ làm việc dành cho Tổng thống khi có biến cố đảo chánh xảy ra, (phòng này ở liền bên cạnh có phòng đặt máy móc truyền tin). Buổi tối họ chuyển chúng tôi lên phòng họp nội các trước đây, là ngay tầng trên của căn phòng dưới hầm, tức là căn phòng mà họ đã chỉ định cho chúng tôi vào trong đó không được đi ra ngoài, bên ngoài cửa thì có một binh sĩ VC mang súng AK đứng gác.. Có tất cả 23 người bị nhốt hai ngày tại phòng đó..

Trong số này tôi nhận thấy có các ông Bùi Tường Huân, Bùi Thế Dung, chủ tịch Giám sát viện Bùi Hòe Thực, hai đại tá giữ chức vụ Giám sát viên, cựu chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, một số anh em sĩ quan cấp úy và binh sĩ, có cả anh lính lái xe cho tôi. Nhìn ra ngoài phòng (qua cửa kính) tôi thấy ông Nguyễn Văn Hảo đi qua lại thong thả và chuyện trò với binh lính Việt cộng. (Lời ghi thêm của người viết: ông Nguyễn Văn Hảo khi đó không giữ một chức vụ nào trong Nội các Vũ Văn Mẫu. Ông tự động vào trong Dinh Độc lập với những ý đồ riêng).

Chúng tôi bị giữ từ chiều ngày 30 mãi tới sáng ngày 2 tháng 5 thì tôi được tha về. Tôi không hiểu sao họ chỉ gọi mình tôi. Trước khi thả, một người xưng là Đại tá phó chính uỷ quân đoàn (chiếm Dinh Độc lập) trao tôi một tờ giấy nhỏ bằng bàn tay đánh máy, do ông ta ký tên chứng nhận cho tôi về nhà chờ lệnh sau. Và ông ta cũng thông báo với tôi là “ngày mai sẽ cho các anh về hết”. Trước khi về tôi lên lầu chào tướng Dương Văn Minh. Tôi nhớ mãi câu ông nói với tôi khi chia tay một cách rất chân tình và cảm động: “Anh C. à! Tôi nghĩ việc tôi làm không có gì ân hận cả. Vì việc làm của tôi đã cứu rất nhiều người giúp cho Saigòn không bị đổ máu.” Kể tới đây ông VQC nhớ lại buổi tối 29 tháng tư, lúc 11 giờ đêm, ông cùng Trung tá Võ Ngọc Lân (chỉ huy trưởng Liên đoàn phòng vệ phủ Tổng thống) thấy ông Dương Văn Minh đang đi qua lại trước cửa Dinh, ông hỏi ông Dương Văn Minh cốt ý để cho ông Trung Tá Võ Ngọc Lân cùng nghe thấy lệnh: “Thưa Trung Tướng nếu ngay đêm nay các đơn vị của quân đội ở bên ngoài không còn chiến đấu, để bỏ trống rồi Việt Cộng vào tới đây, bọn họ tấn công thẳng vô Dinh, mình có chiến đấu đến cùng để giữ không?” Ông Minh sau một lúc có vẻ khó trả lời rồi chỉ nói vắn tắt: “Thôi anh à!”

Sau khi được cái lệnh đó của ông Dương Văn Minh, ông VQC nói cho Trung Tá Võ Ngọc Lân thi hành ở trong Dinh rồi dùng xe đi ra ngoài cổng Dinh Độc Lập, qua phía bộ Ngoại giao, nơi có một tiểu đoàn Nhẩy Dù trấn đóng. Ông gặp Thiếu tá chỉ huy tiểu đoàn Dù nói lại lệnh của tổng thống Dương Văn Minh. Ông Thiếu tá Dù đòi ông VQC viết giấy làm bằng. Ông VQC đã viết mấy chữ trên tờ giấy nhỏ rồi ký tên. Sau đó ông trở vào Dinh và khoảng 12 giờ đêm thì ông cùng ông Dương Văn Minh và một số người trong Nội các mới ra về Dinh Hoa Lan, ngủ lại đó tới sáng hôm sau (30.4) thì tất cả đến Dinh Độc lập. Ông VQC nói là cả ngày 30 tháng Tư, bọn ông bị bỏ đói cả ngày, và khát thì uống nước máy. Buổi tối ông được một người lính dưới quyền kiếm cho ít cơm cháy chia nhau ăn và rồi tất cả 23 người đều phải ngủ ngồi trong phòng. Tối đó ông thấy bộ đội kéo vào trong Dinh rất đông. Họ tấp nập nấu nướng ăn uống tắm rửa giặt dũ..

Tôi hỏi: “Có sự chống đối nào trong Dinh không?” Đáp: “Vì bị nhốt trong phòng nên tôi không biết những việc xẩy ra bên ngoài. Sau này tôi có nghe nói một trung úy trong đội cận vê bị bắn chết, không hiểu rõ nguyên do.”

Tôi muốn biết về việc các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Hạnh được “họ” cho về khi nào, ông VQC cho biết buổi sáng ông về thì buổi chiều được tin các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Hạnh và những người khác cũng được về ngay buổi chiều hôm đó. Câu chuyện “Dinh Độc lập” tới đây coi như chấm dứt. Trước khi chia tay ra về, ông VQC như chợt nhớ ra nói: “Còn một chuyện này nữa, ngày 6 tháng Tư (1975) anh Võ Văn Cầm, (đại tá chánh văn phòng phủ Tổng thống, người trực tiếp nhận lệnh Tổng thống rồi truyền lại cho các viên chức hữu trách trong Dinh) nói với tôi: “Kể từ hôm nay và trong 3 ngày sắp tới, nếu có biến cố gì xảy ra, anh ráng điều động lực lượng phòng vệ Dinh cố thủ cho bằng được từ cổng Dinh vào tới trong Dinh độ nửa giờ. Sau đó tôi có người lo.” Tôi thắc mắc: “Tại sao có chuyện đó? Anh Cầm nói có thể có đảo chánh và sẽ có lực lượng nhẩy dù và thiết giáp tiếp cứu.”

(Không thấy có đảo chánh xẩy ra như chúng ta biết nhưng sáng ngày 8 tháng Tư viên phi công Nguyễn Thành Trung lái F5 thả bom Dinh Độc lập).

Trên đây là cuộc phỏng vấn cựu đại tá VQC, nguyên chánh võ phòng phủ Tổng thống thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Người viết nghe sao ghi lại vậy, không hề thêm bớt hay bình luận. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích phần nào cho các nhà viết sử và nghiên cứu sử về một ngày tháng đen tối bi thảm của Việt Nam Cộng Hòa. (TTH)

Chuyen Di Tan 1975



Chuyện Di Tản 1975
Tác giả: Tiểu Tử
Danh Mục: • 30 Tháng Tư

Ngày gởi đăng: 4/28/2008

Tôi không có đi di tản hồi những ngày cuối tháng tư 1975 nên không biết cảnh di tản ở Sài gòn ra làm sao. Mãi đến sau nầy, khi đã định cư ở Pháp, nhờ xem truyền hình mới biết !

Sau đây là vài cảnh đã làm tôi xúc động, xin kể lại để cùng chia xẻ…

Chuyện 1 –

Ở bến tàu, thiên hạ bồng bế nhau, tay xách nách mang, kêu réo nhau ầm ĩ, hớt hơ hớt hải chạy về phía chiếc cầu thang dẫn lên bong một chiếc tàu cao nghều nghệu. Cầu thang đầy người, xô đẩy chen lấn nhau, kêu gọi nhau, gây gổ nhau… ồn ào. Trên bong tàu cũng đầy người lố nhố, giành nhau chồm lên be tàu để gọi người nhà còn kẹt dưới bến, miệng la tay quơ ra dấu chỉ trỏ… cũng ồn ào như dòng người trên cầu thang !

Giữa cầu thang, một bà già. Máy quay phim zoom ngay bà nên nhìn thấy rõ : bà mặc quần đen áo túi trắng đầu cột khăn rằn, không mang bao bị gì hết, bà đang bò nặng nhọc lên từng nấc thang. Bà không dáo dác nhìn trước ngó sau hay có cử chi tìm kiếm ai, có nghĩa là bà già đó đi một mình. Phía sau bà thiên hạ dồn lên, bị cản trở nên la ó ! Thấy vậy, một thanh niên tự động lòn lưng dưới người bà già cõng bà lên, xóc vài cái cho thăng bằng rồi trèo tiếp.

Chuyện chỉ có vậy, nhưng sao hình ảnh đó cứ đeo theo tôi từ bao nhiêu năm, để tôi cứ phải thắc mắc : bà già đó sợ gì mà phải đi di tản ? con cháu bà đâu mà để bà đi một mình ? rồi cuộc đời của bà trong chuỗi ngày còn lại trên xứ định cư ra sao ? còn cậu thanh niên đã làm môt cử chỉ đẹp – quá đẹp – bây giờ ở đâu ?... Tôi muốn gởi đến người đó lời cám ơn chân thành của tôi, bởi vì anh ta đã cho tôi thấy cái tình người trên quê hương tôi nó vẫn là như vậy đó, cho dù ở trong một hoàn cảnh xô bồ hỗn loạn như những ngày cuối cùng của tháng tư 1975…


Chuyện 2 –
Cũng trên chiếc cầu thang dẫn lên tàu, một người đàn ông tay ôm bao đồ to trước ngực, cõng một bà già tóc bạc phếu lất phất bay theo từng cơn gió sông. Bà già ốm nhom, mặc quần đen áo bà ba màu cốt trầu, tay trái ôm cổ người đàn ông, tay mặt cầm cái nón lá. Bà nép má trái lên vai người đàn ông, mặt quay ra ngoài về phía máy quay phim. Nhờ máy zoom vào bà nên nhìn rõ nét mặt rất bình thản của bà, trái ngược hẳn với sự thất thanh sợ hãi ở chung quanh !

Lên gần đến bong tàu, bỗng bà già vuột tay làm rơi cái nón lá. Bà chồm người ra, hốt hoảng nhìn theo cái nón đang lộn qua chao lại trước khi mất hút về phía dưới. Rồi bà bật khóc thảm thiết…

Bà già đó chắc đã quyết định bỏ hết để ra đi, yên chí ra đi, vì bà mang theo một vật mà bà xem là quí giá nhứt, bởi nó quá gần gũi với cuộc đời của bà : cái nón lá ! Đến khi mất nó, có lẽ bà mới cảm nhận được rằng bà thật sự mất tất cả. Cái nón lá đã chứa đựng cả bầu trời quê hương của bà, hỏi sao bà không xót xa đau khổ ? Nghĩ như vậy nên tôi thấy thương bà già đó vô cùng.Tôi hy vọng, về sau trên xứ sở tạm dung, bà mua được một cái nón lá để mỗi lần đội lên bà sống lại với vài ba kỷ niệm nào đó, ở một góc trời nào đó của quê hương…

Chuyện 3 –

Cũng trên bến tàu nầy. Trong luồng người đi như chạy, một người đàn bà còn trẻ mang hai cái xắc trên vai, tay bồng một đứa nhỏ. Chắc đuối sức nên cô ta quị xuống. Thiên hạ quay đầu nhìn nhưng vẫn hối hả đi qua, còn tránh xa cô ta như tránh một chướng ngại vật nguy hiểm ! Trong sự ồn ào hỗn tạp đó, bỗng nghe tiếng được tiếng mất của người đàn bà vừa khóc la vừa làm cử chỉ cầu cứu. Đứa nhỏ trong tay cô ta ốm nhom, đầu chờ vờ mằt sâu hõm, đang lả người về một bên, tay chân xụi lơ. Người mẹ - chắc là người mẹ, bởi vì chỉ có người mẹ mới ôm đứa con quặt quẹo xấu xí như vậy để cùng đi di tản, và chỉ có người mẹ mới bất chấp cái nhìn bàng quan của thiên hạ mà khóc than thống thiết như vậy - người mẹ đó quýnh quáng ngước nhìn lên luồng người, tiếp tục van lạy cầu khẩn.

Bỗng, có hai thanh niên mang ba lô đi tới, nhìn thấy. Họ dừng lại, khom xuống hỏi. Rồi họ ngồi thụp xuống, một anh rờ đầu rờ tay vạch mắt đứa nhỏ, họ nói gì với nhau rồi nói gì với người đàn bà. Thấy cô ta trao đứa bé cho một anh thanh niên. Anh nầy bồng đứa nhỏ úp vào ngực mình rồi vén áo đưa lưng đứa nhỏ cho anh kia xem. Thằng nhỏ ốm đến nỗi cái xương sống lồi lên một đường dài…

Anh thứ hai đã lấy trong túi ra chai dầu từ lúc nào, bắt đầu thoa dầu rồi cạo gió bằng miếng thẻ bài của quân đội.

Thiên hạ vẫn rần rần hối hả đi qua. Hai thanh niên nhìn về hướng cái cầu thang, có vẻ hốt hoảng. Họ quay qua người đàn bà, nói gì đó rồi đứng lên, bồng đứa nhỏ, vừa chạy về phía cầu thang vừa cạo gió ! Người mẹ cố sức đứng lên, xiêu xiêu muốn quị xuống, vừa khóc vừa đưa tay vẫy về hướng đứa con. Một anh lính Mỹ chợt đi qua, dừng lại nhìn, rồi như hiểu ra, vội vã chạy lại đỡ người mẹ, bồng xóc lên đi nhanh nhanh theo hai chàng thanh niên, cây súng anh mang chéo trên lưng lắc la lắc lư theo từng nhịp bước….

Viết lại chuyện nầy, mặc dù đã hơn ba mươi năm, nhưng tôi vẫn cầu nguyện cho mẹ con thằng nhỏ được tai qua nạn khỏi, cầu nguyện cho hai anh thanh niên có một cuộc sống an vui tương xứng với nghĩa cử cao đẹp mà hai anh đã làm. Và dĩ nhiên, bây giờ, tôi nhìn mấy anh lính Mỹ với cái nhìn có thiện cảm !


Chuyện 4 –


Cũng trên bến tàu. Cầu thang đã được kéo lên. Trên tàu đầy người, ồn ào. Dưới bến vẫn còn đầy người và cũng ồn ào. Ở dưới nói vói lên, ở trên nói vọng xuống, và vì thấy tàu sắp rời bến nên càng quýnh quáng tranh nhau vừa ra dấu vừa la lớn, mạnh ai nấy la nên không nghe được gì rõ rệt hết !

Máy quay phim zoom vào một người đàn ông đứng tuổi đang hướng lên trên ra dấu nói gì đó. Bên cạnh ông là một thằng nhỏ cỡ chín mười tuổi, nép vào chân của ông, mặt mày ngơ ngác. Một lúc sau, người đàn ông chắp tay hướng lên trên xá xá nhiều lần như van lạy người trên tàu, gương mặt sạm nắng của ông ta có vẻ rất thành khẩn. Bỗng trên tàu thòng xuống một sợi thừng cỡ nửa cườm tay, đầu dây đong đưa. Mấy người bên dưới tranh nhau chụp. Người đàn ông nắm được, mỉm cười sung sướng, vội vã cột ngang eo ếch thằng nhỏ. Xong, ông đưa tay ra dấu cho bên trên. Thằng nhỏ được từ từ kéo lên, tòn ten dọc theo hông tàu. Nó không la không khóc, hai tay nắm chặt sợi dây, ráng nghiêng người qua một bên để cúi đầu nhìn xuống. Người đàn ông ngước nhìn theo, đưa tay ra dấu như muốn nói : « Đi, đi ! Đi, đi ! ». Rồi, mặt ông bỗng nhăn nhúm lại, ông úp mặt vào hai tay khóc ngất ! Bấy giờ, tôi đoán ông ta là cha của thằng nhỏ đang tòn ten trên kia…Không có tiếng còi tàu hụ buồn thê thiết khi lìa bến, nhưng sao tôi cũng nghe ứa nước mắt !

Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đã trên bốn mươi tuổi -- ở đâu ? Cha con nó có gặp lại nhau không ? Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…

Tiểu Tử

Le^. Ne^'n / 30 thang 4



Lệ nến
Tác giả: Cao Trần
Danh Mục: • 30 Tháng Tư

Ngày gởi đăng: 4/29/2008

Hai mươi chín tháng Tư năm 1975, ba tôi đưa cả nhà xuống ở chung với nội. Các cô, chú và anh chị em tôi cũng vậy; tất cả đều về với nội. Ai nấy đều có chung một ý nghĩ: nếu chết, thì cùng chết. Nhưng thật may mắn, đại gia đình chúng tôi không ai chết cả, sau cái ngày gọi là "giải phóng" miền Nam. Dường như lý do duy nhất của việc chúng tôi được sống, giống như triệu triệu đồng bào khác, từ Quảng Trị đến Cà Mau, là để chịu cảnh đọa đày, đói khát sau cuộc "đổi đời", là để khóc những giọt nước mắt phân ly sau ngày đất nước thống nhất, là để trở thành nô lệ sau khi những kẻ nhân danh độc lập và tự do để gây hấn đã chiến thắng.

Ngày đó, tôi còn rất nhỏ, cỡ tuổi đứa con gái tôi hiện nay. Cuộc ly tán đầu tiên mà tôi chứng kiến là hình ảnh ba tôi, trong bộ đồ đen của cán bộ xây dựng nông thôn, khăn gói lên đường vô trại giam K4 (Long Khánh) để "học tập cải tạo". Tôi không nhớ lúc đó má tôi và hai anh em tôi có khóc khi chia tay ba tôi hay không. Nhưng tôi nhớ mãi những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt má tôi một tháng sau đó, vào cái ngày bà chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn chờ ba tôi về. Ba má con chúng tôi ngồi chờ đến khuya. Và ba tôi không về. Và má tôi khóc. Và hai anh em tôi nhìn nhau ngơ ngác. Những giọt nước mắt đêm hôm đó của má tôi đã dạy cho tôi bài học đầu tiên về cộng sản – bài học về sự dối trá.

Khi người đàn ông của gia đình bị cầm tù, thì người đàn bà phải ra đường để kiếm tiền đi thăm nuôi và kiếm miếng ăn cho những đứa con thơ dại. Vậy là má tôi đi Cần Thơ buôn gạo, mỗi tuần một chuyến, mỗi chuyến vắng nhà khoảng hai, ba ngày. Hai anh em tôi xuống ở với ông bà nội. Vào những ngày má tôi đi Cần Thơ, chiều nào, anh em tôi cũng ra đứng trước cửa nhà ngóng má tôi về, ngóng đến khi nào đường phố không còn một bóng người thì mới thôi, và vô nhà khóc ngất cho đến khi ngủ thiếp đi, giữa giọng ru khàn đục của ông nội tôi. Vậy mà có lần nọ, tôi ngóng má tôi suốt mười lăm ngày mà vẫn không thấy bà về. Tôi chỉ còn biết kêu ba, kêu má và khóc. Ông bà nội tôi cũng khóc. Má tôi, cùng với tất cả những người đi trên chuyến xe đò buôn chuyến, đã bị bắt giam ở Cần Thơ để thẩm tra, vì trên xe có mấy tờ truyền đơn, không biết của ai, kêu gọi mọi người đứng dậy chống lại bạo quyền. Lần này, những giọt nước mắt của chính tôi đã dạy cho tôi bài học thứ hai về cộng sản – bài học về sự độc ác.

Sau lần đó, má tôi không dám đi buôn chuyến nữa, mà ở nhà vác chảo dầu ra ngã tư đường chiên đậu hủ để bán, sau khi đã bán hết tất cả những tài sản có thể bán được trong nhà. Được một tuần lễ, mấy bà cán bộ hội phụ nữ liền đến nhà làm "công tác tư tưởng" với má tôi, không cho má tôi bán đậu hủ kiểu "tư bản tư nhân" như vậy nữa, và buộc má tôi, mỗi sáng, phải khiêng bếp lò và chảo dầu đến "Tổ hợp Đậu hủ" để chiên đậu hủ, rồi giao nộp "sản phẩm" đậu hủ chiên cho Tổ hợp, để đổi lấy một khoản tiền công chết đói mỗi cuối tháng. Có lần, vì quá uất ức, má tôi lặng lẽ khóc. Và những giọt nước mắt của má tôi, một lần nữa, đã dạy cho tôi bài học thứ ba về cộng sản – bài học về sự ngu dốt.

Má tôi chiên đậu hủ cho đến khi ba tôi được ra tù. Sau đó, ba má tôi làm đủ mọi nghề để nuôi anh em tôi ăn học hết trung học, rồi đại học, giữa một xã hội mà sự kỳ thị lúc nào cũng được dành sẵn cho những kẻ như chúng tôi, công dân của chế độ cũ, ngụy dân của chế độ mới. Đối với tôi, những giọt nước mắt của má tôi, của ông bà nội tôi, giống như những giọt lệ nến, đã rơi xuống, không phải để vùi tắt, mà để nuôi dưỡng và làm bừng lên ngọn lửa lúc nào cũng hừng cháy trong trái tim tôi.

Trên khắp nước non này, suốt ba mươi ba năm qua, giống như má tôi, nhiều bà mẹ đã khóc. Mỗi giọt nước mắt là một bài học cho những đứa con. Mỗi giọt nước mắt làm bừng sáng một ngọn lửa trong trái tim của những đứa con. Hãy khóc lên đi, hỡi những bà mẹ Việt Nam, cho trí não của những đứa con Việt Nam không còn bị tối ám trước sự lừa mị của bạo quyền, cho thân thể của những đứa con Việt Nam không còn run sợ trước sự cuồng bạo của bạo quyền, và cho trái tim của những đứa con Việt Nam biến thành lửa thiêng thiêu cháy bạo quyền. /.

1975 Nhung Gi Thay Doi



1975: Những gì thay đổi?
Friday, April 25, 2008

Ngô Nhân Dụng


Mỗi năm sắp đến ngày 30 Tháng Tư, nhiều người Việt Nam lại tự hỏi ngày lịch sử đó có ý nghĩa thế nào. Năm 1975, các lãnh tụ Cộng Sản vào Nam ăn mừng tuyên bố rằng đó là ngày “chiến thắng” của nhân dân Việt Nam. Sự thật ra sao?

Trước ngày 30 Tháng Tư năm 1975, trẻ em miền Nam có lời nói, cử chỉ kính trọng các thầy cô giáo hơn bây giờ. Chỉ 3 năm sau năm 75 là các em đã thay đổi rồi, theo kịp các trẻ em miền Bắc. Mà các thầy cô hồi đó cũng nhiều người giữ được tư cách đạo đức hơn bây giờ. Trước năm 1975 trẻ em miền Nam dưới 10 tuổi đều được đi học, các trường công lập không thu học phí. Ngay cả trong các trại tị nạn của các đồng bào chạy xa chiến trận, cũng có các lớp học miễn phí. Trẻ em ngoan ngoãn, biết nói năng lễ phép với cha mẹ, với những người lớn tuổi trong lối xóm. Bây giờ đã thay đổi hẳn.

Trước ngày 30 Tháng Tư 75 ở miền Nam trai thiếu gái thừa, nhưng chưa có người mẹ nào bán con đi lấy những người chồng ngoại quốc không hề quen biết, với giá mấy trăm đô la Mỹ. Không có những cô gái xếp hàng trưng bầy cho đàn ông ngoại quốc chọn. Không có người mẹ nào đem con gái bán cho các mụ Tú Bà. Bây giờ phong cảnh đã khác.

Trước ngày 30 Tháng Tư năm 1975, trong miền Nam cũng có nạn tham nhũng, mà một nước đang chiến tranh khó tránh khỏi nạn đó. Nhưng những quan lại tham nhũng thường cố tìm cách che đậy, giấu giếm, khi bị lộ thì biết hổ thẹn, vì bị họ hàng, bạn hữu coi khinh. Bây giờ cả nước đầy những tay tham nhũng, nhưng họ không biết hổ thẹn. Nếu bị phe đảng tranh ăn tố cáo, thì bắt rồi lại thả, coi như vô tội!

Trước ngày 30 Tháng Tư 1975 trong Nam cũng có nạn ma túy, nhưng tỷ lệ thanh niên ghiền ma túy thấp hơn, chỉ bằng một phần mười ngày nay. Hồi đó cảnh sát công an ít hơn bây giờ so với dân số, nhưng họ lùng bắt những kẻ buôn ma túy mạnh hơn. Người ta đồn hồi đó có những ông tướng buôn ma túy, nhưng chỉ là đồn đại. Còn bây giờ, số công an cảnh sát đông như thế, nhưng con buôn ma túy vẫn hoành hành, không biết mạng lưới ma túy đã được ai bảo trợ!

Trước ngày 30 Tháng Tư 75, dân miền Nam lâu lâu vẫn tổ chức biểu tình phản đối chính phủ, không thua gì dân Nam Hàn cùng thời gian đó mặc dù đang có chiến tranh. Sinh viên Sài Gòn biểu tình đòi giáo sư phải dậy bằng tiếng Việt, ký giả biểu tình phản đối bộ thông tin đóng cửa báo, các công nhân đình công, bãi thị, các học sinh lâu lâu bãi khóa vì những nguyên do khác nhau. Ðến những ngày chót của chế độ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn những cuộc biểu tình đòi bài trừ tham nhũng, bất công. Tinh thần độc lập, tự chủ của người dân rất cao, chính quyền không dám bắt họ. Ngày nay công an đi lùng bắt những người “có thể” đi biểu tình chống Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa, hàng tháng trước ngày cuộc biểu tình có thể diễn ra! Và như vậy, người ta gọi là dân miền Nam đã “được giải phóng.”

Trước ngày 30 Tháng Tư 1975 trong miền Nam có đủ thứ báo chí. Có báo ủng hộ nhà nước, có báo chống chính quyền, phần lớn những tờ báo đều độc lập và nếu không chống mạnh thì cũng chống nhà nước nhè nhẹ. Báo Thần Chung, Ðuốc Nhà Nam chống ông Nguyễn Văn Thiệu một cách, báo Chính Luận chống cách khác, báo Ðại Dân Tộc (trong đó ký giả này viết hàng ngày) lại chống cách khác nữa. Những nhà báo kỳ cựu như Trần Tấn Quốc, Nam Ðình, Chu Tử, Nguyễn Vĩ, vân vân, mỗi người một vẻ. Bây giờ tất cả báo chí do một nhóm người lãnh đạo, bảo viết thì được viết, bảo im thì phải im. Và như vậy, người ta gọi là “giải phóng.”

Trước ngày 30 Tháng Tư 1975 ở Sài Gòn có một Quốc Hội, trong đó có những người đối lập dám lên tiếng chỉ trích, có khi còn tuyệt thực để phản đối chính phủ. Họ hoạt động mạnh không thua gì những dân biểu đối lập ở Nam Hàn và Ðài Loan cùng thời. Chưa nói chuyện ai đúng ai sai, nhưng không khí sinh hoạt hào hứng. Những đại biểu Quốc Hội còn nêu tấm gương đạo đức trong sáng, tư cách bất khuất, như Trần Văn Văn, Phan Khắc Sửu, Nguyễn Văn Huyền, Trần Văn Tuyên, đến giờ nói tới vẫn khiến nhiều người dân hãnh diện. Bây giờ không ai biết các đại biểu Quốc Hội đang làm gì, ở đâu, trong lúc lạm phát lên tới 20%, trong lúc Trung Cộng đang in bản đồ Hoàng Sa thuộc nước họ đi phô bầy khắp nơi!

Trước ngày 30 Tháng Tư 1975 ở miền Nam báo chí có tự do, chính trị được tự do, rất nhiều con mắt nhắm vào chính quyền để quan sát và chỉ trích, khiến những kẻ cầm quyền có muốn làm bậy cũng phải e ngại. Chính vì thế mà nạn tham nhũng không bột phát mạnh như bây giờ.

Vậy thì ở Sài Gòn bây giờ ai vui mừng kỷ niệm ngày 30 Tháng Tư, sau cuộc rước quác Thế Vận Bắc Kinh được chế độ Cộng Sản gồng mình bảo vệ?

Hồi sinh thời, ông Nguyễn Hữu Chung, cựu dân biểu Việt Nam Cộng Hòa mươi năm trước đã viết trên báo Người Việt rằng có hai nơi nhiều người ăn mừng ngày 30 Tháng Tư, một là ở Ban Mê Thuột, hai là ở Sài Gòn. Ở Ban Mê Thuột thì có nhiều người đã kéo lên đó chiếm đồn điền, chiếm đất, nếu không nhờ ngày 30 Tháng Tư thì cả đời họ có đổ mồ hôi sôi máu mắt cũng không được hưởng những chiến lợi phẩm lớn như vậy. Còn ở Sài Gòn, số người hưởng lộc nhờ ngày 30 Tháng Tư còn đông hơn. Họ từ rừng kéo ra hay từ Bắc kéo vô, chiếm được những ngôi nhà, những cửa tiệm, có khi chiếm cả vợ con người khác. Từng lớp tư bản đỏ phát triển lên bắt đầu từ những cuộc chiếm đoạt đó, họ thuộc lớp người muốn bảo vệ chế độ để bảo vệ những “chiến lợi phẩm” thu được từ năm 1975 đến nay. Nhờ một chế độ kiểm soát các công đoàn, kiểm soát báo chí, ngăn cấm những người có ý kiến độc lập, thì giới tư bản đỏ mới có cơ hội lợi dụng guồng máy kinh tế hoang dã, đổi mới nửa nạc nửa mỡ, để thủ lợi.

Cứ nghĩ đến những gì đã thay đổi ở miền Nam Việt Nam kể từ năm 1975 thì chỉ buồn. Nếu có niềm vui, thì ở miền Bắc được hưởng nhiều hơn; cho nên bà con miền Nam cũng nên chia sẻ nỗi vui mừng với đồng bào miền Bắc. Sau năm 1975 nhiều người ở miền Bắc đã khá giả hơn nhờ chiến tranh chấm dứt. Nhờ chế độ Cộng Sản sụp đổ ở Âu Châu và Liên Xô, guồng máy kìm kẹp của đảng Cộng Sản cũng được tháo lỏng hơn. Người dân dễ thở hơn, nên những vụ cãi cọ nhau, đánh lộn nhau, giữa hàng xóm láng giềng, giữa vợ chồng, cha con, cũng giảm bớt. Những cảnh mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mô tả bây giờ cũng bớt đi. Nhiều người ở miền Bắc khi mua hàng đã biết nói cám ơn những người bán hàng, hai bên cùng bầy tỏ lòng tương kính. Nhiều bậc cha mẹ ở miền Bắc lấy lại được quyền dậy dỗ con cái thay vì hoàn toàn để cho đảng Cộng Sản nhồi sọ, cho nên trẻ em cũng học được lễ độ, phép tắc con nhà. Tất nhiên, đời sống kinh tế người dân miền Bắc đã vượt cao lên bằng trăm lần những ngày trước năm 1975.

Nhắc đến ngày 30 Tháng Tư năm 1975, nhưng trong cả bài này quên chưa nhắc đến khẩu hiệu “chống Mỹ cứu nước” mà Hồ Chí Minh đã dùng để cổ động cho hàng triệu thanh niên miền Bắc hy sinh mạng sống. Quên, cũng dễ hiểu thôi. Bởi vì bây giờ chẳng ai nhắc đến khẩu hiệu đó nữa. Chống Mỹ? Bây giờ ai bỏ cả triệu đô la đăng một trang quảng cáo trên nhật báo Wall Street, chỉ để đem về nói dối với dân khoe rằng tờ báo lớn nhất của tư bản Mỹ cũng phải viết về thành tích làm giầu của đảng Cộng Sản! Chống Mỹ? Vậy ai đưa con cái qua Mỹ lấy cớ du học để mua nhà, mua cơ sở thương mại và dần dần đưa vợ con sang Mỹ sống?

Còn cứu nước thì sao? Có chính phủ miền Nam nào đã viết thư nhượng đất đai, hải đảo cho nước Mỹ hay không? Chỉ có ông Phạm Văn Ðồng ký cho Trung Quốc hưởng! Chính phủ Mỹ có bao giờ tính chiếm lấy một mảnh đất nào của người Việt Nam không? Chính quân đội Trung Quốc đã cướp Hoàng Sa sau khi giết chết các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa giữ đảo! Tại sao đảng Cộng Sản ngăn cấm không cho dân Việt Nam biểu tình phản đối tội xâm lăng Hoàng Sa của chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh?

Từ năm 1954 cho đến năm ông chết, trong 15 năm mỗi năm ông Hồ đều hô hào chống Mỹ cứu nước. Chắc trong đảng Cộng Sản không còn ai muốn nhắc đến khẩu hiệu đó nữa.

Ðể kết thúc bài này, xin kể một câu chuyện gia đình.

Một người cháu ở Hà Nội vào Sài Gòn thăm ông chú đã từng bị giam giữ nhiều năm trong trại cải tạo. Ông cháu là đảng viên Cộng Sản muốn an ủi chú, nói rằng, cuối cùng đất nước ngày nay đã đổi mới, đời sống dân hai miền Nam Bắc đã được cải thiện hơn trước nhiều so với trước đây, chắc chú cũng vui trong cuộc sống mới.

Người chú nói: “Nếu như đảng Cộng Sản của cháu không phát động kế hoạch xâm chiếm miền Nam từ năm 1959 thì dân trong Nam không cần chính sách đổi mới nào cả cũng vẫn tiến được. Chắc chắn người miền Nam đã có mức sống cao như vầy từ nhiều năm trước rồi. Bây giờ nói chung người mình cũng chỉ mới tiến lên bằng dân Ðại Hàn vào khoảng năm 1975 thôi. Giả thử dân mình không giỏi như dân Nam Hàn chăng nữa, dù mình chậm hơn họ 5 đến 10 năm, nếu không bị ‘giải phóng’ thì vào năm 1980, 85 miền Nam cũng tiến lên không kém gì bây giờ rồi.”

“Tại sao người mình lại chịu thua kém, chậm tiến hơn các nước trong vùng Á Ðông, tụt hậu đi sau họ đến 30 năm? Vì đảng Cộng Sản đã gây chiến tranh Nam Bắc. Từ năm 1960 họ đã phá hoại liên tục, cái gì cũng phá, khiến cho miền Nam không xây dựng gì được. Sau năm 1975 họ lại tìm cách Cộng Sản hóa người miền Nam, theo đúng lối Nga Xô, Trung Cộng như ông Hồ Chí Minh vẫn mong muốn. Họ tập thể hóa nông nghiệp, xóa bỏ công thương nghiệp tư nhân. Vì thế mà kinh tế suy sụp, lần đầu tiên dân miền Nam cũng thiếu ăn, trong khi ở miền Bắc thì nhiều người chết đói. Làm dân tộc thụt lùi như thế, họ còn khoe công đổi mới làm gì nhỉ? Tại sao họ không thú nhận đã lầm lẫn, đã gây nên tội với đất nước, với tổ tiên và con cháu? Tại sao không can đảm tuyên bố thẳng là tất cả đảng họ đã sai lầm đi theo chủ nghĩa Cộng Sản, hãy đổi tên đảng đi, vì đằng nào thì cũng đang đi theo đường lối tư bản rồi? Mà lại đi theo thứ hình thức tư bản lạc hậu nhất trong các chế độ tư bản nữa chứ!”

Nho Canh Cho Chieu Roi Nuoc Mat






NHỚ CẢNH CHỢ CHIỀU RƠI NƯỚC MẮT CUỐI THÁNG TƯ ĐEN NĂM 75.
Đăng bởi DangHanhThien đăng ngày 13.04.2008 10:30 (294 lần xem)

GHI CHÉP TRUNG THỰC MỌI DIỄN BIẾN CHÍNH TRỊ NGHIÊM TRỌNG TỪNG NGÀY, TỪNG GIỜ KHI SÀI GÒN SẮP RƠI VÀO TAY QUÂN CSBV!

* Đặng Văn Nhâm

LÀN SÓNG NGƯỜI KHẮP NƠI TRÀN VÀO SÀI GÒN.
Cảnh xe cộ tháo chạy hỗn loạn, nghẹt cứng trên quốc lộ 7B, hướng về Saigon.

Đúng 2 giờ sáng ngày 10.3.75, quân CSBV khởi sự tấn công Ban Mê Thuột. Không ai ngờ chỉ 24 tiếng đồng hồ sau thị trấn này bị thất thủ hoàn toàn .Đạitá Vũ Thế Quang, tư lệnh phó sư đoàn 23 BB, và đại tá Ng. Trọng Luật, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Đác Lắc bị bắt. Ở Sài Gòn ,TT Thiệu và chánh phủ vẫn chưa chịu xác nhận BMT thất thủ, còn tin tưởng vào khả năng tái chiếm của tướng Phú. Nhưng dư luận quần chúng trên toàn quốc đã cực kỳ hoang mang giao động.Chỉ 3 ngày sau, 14.3.75, TT Thiệu đã phải ra lịnh cho tướng Phú rút quân khỏi Pleiku, Kontum để bảo tồn lực lượng.


Cuộc rút quân thảm hại này đã diễn ra ngày hôm sau, theo sáng kiến của đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng, đã khiến cho hàng trăm ngàn quân dân vùng hai bị chết kẹt một cách cực kỳ kinh hoàng trên con đường 7 B, một con đường cũ của Sơn Tràng đi về phía đông, qua cái rốn của vùng này là tỉnh Phú Bổn. Xác người lẫn xác xe cộ trải dài la liệt khắp mặt đường. Hình ảnh đó đã khiến tinh thần quân dân vùng Một bị hoảng loạn ngay. Đêm 19.3.75, TT Thiệu bắt buộc phải lên tiếng trên đài truyền hình chính thức xác nhận BMT đã thất thủ, và ra lịnh " tử thủ" Huế, nhưng lại trút mọi tội lỗi cho Mỹ.

Ngày 21.3.75, tướng Ngô Quang Trưởng lên đài phát thanh Huế, trấn an quần chúng bằng câu nói lịch sử:" Tôi sẽ chết trên đường phố Huế.Việt Cộng phải bước qua xác chết của tui mới vô được cố đô này!". Trong khi đó Huế đã bị bao vây, sân bay Phú Bài bị pháo kích nặng, quốc lộ 1 bị cắt đứt, mọi di chuyển đều bị tắc nghẽn, chỉ còn lại một sinh lộ duy nhất mà cũng là tử lộ- chẳng khác nào Huê Dung Đạo trong Tam Quốc Chí - để chạy ra biển theo cửa Thuận An và cửa Tư Hiền!

Dân chúng vùng Một bồng bế nhau tìm đường chạy ra biển, lính của tướng Trưởng và cả tướng Trưởng cũng chạy lẫn trong dân, để tìm sống sót. Nhìn cảnh tượng tranh cướp, bắn giết lẫn nhau hỗn loạn trên bãi biển Đà Nẵng, ai cũng phải rùng mình run sợ. Sáng ngày 29.3.75, tướng Trưởng đang lóp ngóp bơi và trôi giữa những cơn sóng nguy hiểm ngoài khơi Đà Nẵng, thì được vớt lên tàu. Nhờ vậy mà ông đã không phải bỏ xác trên đường phố Huế.Thật là hú vía!
Đến lúc này dân số Sài Gòn đã tăng vọt từ 5 triệu đến 7 triệu. Đa số đều là quân dân vùng một và vùng hai, thoát chết chạy vào thủ đô. Nhưng đồng thời dân chúng trong các tỉnh miền Đông giáp ranh Sài Gòn cũng bỏ nhà, bỏ của dắt díu nhau chạy vào Sài Gòn lánh nạn. Đông nhất là dân chúng trong tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Vì người ta đồn Việt Cộng sẽ đánh chiếm Tây Ninh để làm thủ đô cho Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN. Chánh phủ Thiệu cũng tin như thế, nên dư luận càng đồn thổi mạnh mẽ hơn, hoang mang hơn.
Đoàn xe chạy nạn về tới gần Saigon.

Đường phố Sài Gòn và các vùng phụ cận đã chật ních người. Trên mặt ai cũng hiện rõ vẻ sợ hãi, lo âu, ngơ ngác…Giữa lúc đó, ngày 8.4.75, trung ương cục và quân ủy miền của CSBV tung ra chiến dịch Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Linh phó bí thư trung ương cục đặc trách công tác thúc đẩy quần chúng nổi dậy, Võ Văn Kiệt được trao trách nhiệm tiếp quản thành phố. Phối hợp nhịp nhàng với kế hoạch của CS, phi công phản lực F5 nằm vùng, Nguyễn Thành Trung thình lình ném bom dinh Độc Lập rồi bay thẳng ra Nha Trang, hợp tác với CSBV.Mấy quả bom này đã làm cho cơn sốt của Sài Gòn tăng thêm nhiệt độ.

Ngày 9.4.75, CSBV tấn công Xuân Lộc, sân bay Tân An, và cắt đứt quốc lộ 4. Thế là Sài Gòn gần như đã bị bao vây tứ phía. Quân dân Sài Gòn chẳng khác nào những con cua trong giỏ.Từ đây nhiệt độ cơn sốt tăng lên không ngừng từng giây từng phút. Tinh thần quần chúng đã căng thẳng đến tột độ, tưởng chừng chỉ cần một cái búng nhẹ cũng có thể làm đứt được!

Nhưng đó là chuyện thiên hạ, ngoài xã hội, thân ai nấy lo. Còn trong chánh phủ thì sao? Sinh hoạt của các cơ quan đầu não, lãnh đạo tối cao miền Nam, trong dinh tổng thống, dinh thủ tướng, bộ Tổng Tham Mưu, và thượng hạ viện thì như thế nào?

NHỮNG BUỔI CHỢ CHIỀU VỚI NGUYỄN BÁ CẨN

Đây là điều mà có lẽ nhiều người tị nạn ở hải ngoại ngày nay muốn biết. Một phần tư thế kỷ qua, tôi không thấy ai đề cập đến. Những vị cầm đầu các cơ quan đó, như các ông : Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Bá Cẩn, Cao Văn Viên, Trần Văn Lắm… hầu hết đều đã an toàn, thong dong đem gia đình thân quyến ra hải ngoại, nhưng chẳng ai tiết lộ nửa lời. Vì thế, nay tôi không ngại sự thấy biết đơn sơ và trí nhớ cùn mòn, cố gắng kể lại cách tóm lược những diễn biến tản mạn trong các cơ quan lãnh đạo tối cao này, để bạn đọc thưởng lãm.

Ngày 14.4.75, thấy tình hình chiến sự đã nguy ngập vô cùng, lại thêm bị chấn động kinh hoàng bởi mấy quả bom của Ng. Thành Trung giáng xuống dinh Độc Lập, đe dọa sinh mạng của gia đình vợ chồng TT Thiệu ,và TT Khiêm cũng nhận thấy hết đường cạy gỡ gì được nữa, mới bàn với nhau tìm đường chuồn êm ra ngoại quốc. Người sẽ thay thế Thiệu được dự tính sẵn là ông già gân khật khùng Trần Văn Hương. Nhưngcòn người thay thế Khiêm thì khá phức tạp. Tên tuổi vài nhân vật đã được nêu lên. Nhưng cuối cùng khi gạn lọc lại chỉ còn 2 người miền Nam là Lê Phước Sang và Nguyễn Bá Cẩn. Tuy Thiệu và Khiêm đều nhận thấy LP Sang sáng giá hơn Cẩn về mọi mặt. Nhưng cả Thiệu và Khiêm đầu không đủ tin tưởng, nhất là còn hồ nghi Sang có thể làm việc cho CIA. Riêng về Cẩn, tuy trình độ học vấn lem nhem, xuất thân tầm thường, khả năng chánh trị chẳng có gì đáng kể, nhưng bù lại có sự ngoan ngoãn dễ sai bảo và trung thành, không dám mạo hiểm tạo phản trong cơn nguy cấp này. Vì thế Thiệu và Khiêm quyết định chọn Cẩn cho lên làm thủ tướng. Nghe tin bất ngờ này, mặc dù giữa cơn sầu sôi lửa bỏng, nhưng Cẩn vẫn tỏ ra sướng quá đến nghẹn ngào, nước mắt lưng tròng trước tiền đình Hạ Viện!

Thế là đột nhiên, từ nay anh chàng Xuân Tóc Đỏ , kiêm “ Chí Phèo” của xã hội miền Nam bỗng trở nên Thủ Tướng hàm trong vài giờ cuối tháng Tư Đen năm 75.

Tôi đã có dịp quen biết Ng. Bá Cẩn khá nhiều, cả chục năm trước từ khi ông còn là phó tỉnh trưởng. Nơi đây, nhân tiện, tôi xin kể sơ lược thêm đôi điều về quá trình “ thăng tiến cần lao” của ông Nguyễn Bá Cẩn. Không phải để dè bỉu gì! Mà chỉ cốt dùng sự kiện này để nhắc nhở cho đồng bào tị nạn hải ngoại một yếu tố cực kỳ quan trọng là: muốn phán đoán về cá nhân nào, đừng vội đánh giá trên chức vị, cấp bằng hay tiền bạc, tài sản… Cần phải biết đích xác kẻ đó từ gốc gác nhiều đời. Như thế sự phán xét mới bớt sai lầm, và tạo ngộ nhận cho những người khác, khiến họ vội bưng tên quỷ sứ hồ li tinh Hoàng Minh Chính , ông bình vôi dưới gốc cây đa đầu làng lên bàn thờ tổ tiên vái lạy!

Điều này cũng dùng để giải thích lý do tại sao mới đây Ng. Bá Cẩn đã tham gia tổ chức đại lễ vái lạy vong linh của tên ác quỉ CSVN Hoàng Minh Chính , cùng với Nguyễn Xuân Ngãi và Nguyễn Tường Bá (luật sư Bá Láp!)…[ Nếu cần, tôi sẽ tiếp tục viết thêm về các thành tích chánh trị đi đêm, chầu chực vái lạy tứ phương, từ Nguyễn Cao Thăng, Nguyễn Văn Ngân đến Ng. Bá Lương …Xin bạn đọc nhớ đón xem!]

Ng. Bá Cẩn ra đời trong một gia đình bần hàn ở Cần Thơ, mới lớn lên đã phải tự lực cánh sinh bằng nghề giặt ủi. Sau học lóm việc chích thuốc của một y tá, rồi hành nghề “chích dạo” trong lối xóm quanh vùng. Cuối cùng, vì thời cuộc nhiễu nhương, do cuộc chiến dành độc lập gây ra, nhiều thanh niên có học vấn, giàu lòng yêu nước đã “ xếp bút nghiên lên đường tranh đấu” kéo nhau ra bưng biền kháng chiến chống thực dân. Trong thành chỉ còn sót lại một mớ thanh niên thuộc loại cá ươn, tôm tép…chỉ cần có bằng tiểu học tất nhiên đã được chính phủ Nam Kỳ tự trị chấp nhận cho vào làm “ thơ ký hành chánh” quận. Việc này chẳng khác nào bên quân đội, nhiều người không đủ điều kiện cấp bằng trung học, chỉ cần có bằng tiểu học cộng với chứng chỉ học trình năm đệ tứ cũng được tuyển vào các khoá sĩ quan. [ nên biết: khoảng năm 1953 tôi đã là giáo sư trung học các tư thục lớn ở Sài Gòn, nên đã biết rất rành chuyện bán chứng chỉ và học bạ đệ tứ cho bọn trẻ này nạp hồ sơ đi sĩ quan!].

Vì vấn đề nhân sự khan hiếm, nên ngay khoá đầu tiên của trường “ Quốc Gia Hành Chánh” ( khoá I) điều kiện cấp bằng cũng phải nới rộng ra cho bọn “thơ ký hành chánh quận” – như Ng. Bá Cẩn - được nhào vô , cho đủ sĩ số. Đó là cơ hội bằng vàng đã để cho con sâu Ng. Bá Cẩn có dịp hoá thành loài bướm sau này …Bây giờ con bướm Ng. Bá Cẩn lại muốn mượn thời cơ, trở mặt phản bội đồng bào miền Nam, lợi dụng xác chết thúi hoắc của tên ác qủi Hoàng Minh Chính, để mon men về VIỆT NAM , nhân danh cựu thủ tướng vài giờ của VNCH bắt tay với CS!

Lễ bàn giao giữa Trần Thiện Khiêm và Ng. Bá Cẩn đã diễn ra tại phòng khánh tiết dinh Độc Lập vào sáng ngày 14.4.75, trước sự hiện diện của TT Thiệu, phó TT Hương, các dân biểu thượng, hạ viện và đầy đủ các vị tổng , bộ trưởng trong hai nội các cũ và mới. Về phía nội các mới, thấy có Trần Văn Mãi, Nguyễn Văn Diệp, Lê Quang Trường,Trần Văn Đôn, đóng vai phó thủ tướng, và Dương Kích Nhưỡng, phó thủ tướng đặc trách định cư và cứu trợ. Nghe nói còn có Ng. Xuân Phong, nguyên trưởng phái đoàn thương thuyết hòa đàm Ba Lê đã được phong làm quốc vụ khanh, nhưng hiện còn ở Pháp chưa về trình diện kịp.

Trong nội các cũ, người ta thấy có mấy khuôn mặt nổi bật như Nguyễn Văn Hảo và Trần Văn Đôn. Nhưng thiếu Vương Văn Bắc, tổng trưởng ngoại giao. Lúc đó, Lê Quang Giảng,thứ trưởng ngoại giao quyền ngoại trưởng, đã thay mặt cho Vương Văn Bắc, vì Bắc đã đem hết vợ con thân quyến vọt ra nước ngoài từ trước khi Ban Mê Thuột bị thất thủ. Từ đó Vương Văn Bắc đi lòng vòng đến khắp các tòa đại sứ VNCH trên thế giới, để kiểm tra "ngân sách". Cuối cùng đến ngày 25.4.75, khi biết chắc số phận con bịnh miền Nam đã hết thuốc chữa, Vương Văn Bắc mới đánh điện về Sài Gòn xin từ chức. Xin từ chức với ai? Vì ngày 21.4. chính Nguyễn Bá Cẩn, tân thủ tướng cũng đã âm thầm đem vợ con theo chân TT Thiệu và TT Khiêm chuồn êm ra ngoại quốc rồi !

Trong cuộc bàn giao tẻ nhạt, không khí tràn ngập hoang mang, lo sợ phập phồng này, người ta cũng còn thấy cả sự có mặt của các cha cố, sư sãi, và một số đại diện báo chí trong nước và ngoại quốc.

Bất kể sống chết, mọi người liều mạng chen nhau leo rào vào toà đại sứ Mỹ, phía góc đường Mạc Đĩnh Chi, bên cạnh ty CS quận I.

Về phía tòa đại sứ Mỹ, ngày hôm nay đã bắt đầu phát ra cho tất cả người Mỹ ở Sài Gòn giấy " bảo lãnh bạn VN thoát khỏi bị CS tắm máu trả thù".Chỉ trong vòng 24 giờ sau, không khí sinh hoạt Sài Gòn bỗng nhốn nháo hẳn lên. Không hiểu bằng cách nào những kẻ gian manh đầu cơ thời cuộc đã nhanh chóng tung ra thị trường giấy bảo lãnh của Mỹ với giá bán, lúc đầu là 250 đô la một tờ, Chỉ vài tiếng đồng hồ sau, giá giấy tăng lên gấp đôi đến 500 đô la một tờ. Rồi 1000 đô la một tờ cũng có người tranh nhau mua. Nhiều người còn mua đi bán lại, để ăn lời. Nên biết lúc đó giá một đô la ăn 60.000 đồng VN. Càng ngày giá giấy bảo lãnh càng tăng như pháo thăng thiên. Nhiều gia đình không đủ tiền mua giấy bảo lãnh của Mỹ , nhưng trong nhà có con gái, hay đàn bà còn sạch mắt cũng vui lòng đem tấm tiết trinh giá đáng ngàn vàng ra thế chấp cho mấy ông bạn đồng minh, với hy vọng được bảo lãnh sang Mỹ, thoát nạn CS. Nhưng tội nghiệp, đại đa số đều không ngờ mình đã là nạn nhân của một thủ đoạn lừa bịp trắng trợn, tàn nhẫn nhất. Họ chỉ thực sự đau đớn và bàng hoàng tỉnh ngộ, khi dắt díu con cái đến cổng Phi Long, phi trường Tân Sơn Nhất, chìa tấm giấy bảo lãnh ra, bị chú quân cảnh Mỹ lạnh lùng xé toạc vứt xuống đất, và dùng báng súng xua ra như đuổi gà!

- Ngày 21.4.75, TT Thiệu thình lình triệu tập nội các tỏ ý muốn từ chức, đến tối quần chúng thấy Thiệu xuất hiện trên đài truyền hình tuyên bố chịu từ chức và trao quyền lại cho phó tổng thống Trần Văn Hương. Tiếp theo ông Hương kêu gọi ngưng bắn để thương lượng. Ngay sau đó, TT Thiệu và gia đình được người Mỹ hộ tống đưa ra phi trường trong đêm tối để bay qua Đài Bắc với tất cả của cải đã gom góp được trong một khối hành lý khổng lồ cân nặng gần 10 tấn, không sứt mẻ đồng nào, ngoại trừ 500 đô la tiền ” buộc boa” để trả ơn phục dịch lo liệu chuyến đi cho đại tá Cầm.

Kể từ giờ phút ấy nội các Ng. Bá Cẩn kể như cũng đã tự động ”tan hàng”. Từ Ng. Bá Cẩn đến các tổng, bộ trưởng không ai dám léo hánh đến nhiệm sở. Nhà báo, đặc biệt là những người thân cận, quen biết lâu năm, muốn tiếp xúc với họ phải đến tư gia. Tuy nhiên, đa số đã vọt từ khuya, chỉ còn gia nhân ở lại trông nhà!

- Sáng ngày 25.4. 75, lưỡng viện quốc hội VNCH họp phiên khoáng đại đặc biệt theo lời yêu cầu của TT Trần Văn Hương tại hội trường Diên Hồng, dưới quyền chủ tọa của Trần Văn Lắm, chủ tịch Thượng Viện. Khi TT Hương lên diễn đàn thượng viện, ai cũng thấy ông đã lệt bệt, bết bát lắm rồi. Nhưng ông vẫn còn cố gắng run rẩy kêu gọi mọi người cùng ông tử chiến để bảo vệ miền Nam. Lần này, khác với mọi khi ông nói rất vắn tắt, rồi ra xe về liền.

Không khí hội trường sau đó cũng sôi nổi bát nháo hẳn lên. Đa số ngồi đó mà đít đã nhấp nhổm, mắt thường láo liên nhìn về phía cửa ra vào. Nhưng họ vẫn chia ra từng khối để thảo luận riêng. Tựu trung có ba khuynh hướng chính: Một phe thuộc thành phần thứ ba, thân cộng, gồm các dân biểu Lý Quí Chung, Dương Văn Ba, Hồ Ngọc Nhuận, Hồ Ngọc Cứ, Nguyễn Hữu Chung, hiệp với nhóm nghị sĩ cựu đại tá Hồng Sơn Đông đòi đưa Dương Văn Minh lên thay thế ông Hương, để thương thuyết với MTDTGPMN. Nhóm khác có vẻ theo phe Ng. Cao Kỳ, chống lại, nêu giả thuyết chưa chắc CS đã chịu thương thuyết với Dương Văn Minh, lại còn có thể khiến cho Ng. Cao Kỳ làm đảo chánh. Nhóm ủng hộ Dương Văn Minh liền phản công, nói nếu Kỳ đảo chánh DV Minh thì Thiết Giáp và Thủy Quân Lục Chiến sẽ làm phản đảo chánh chống lại Kỳ.

Tổng thống 24 giờ, hàng tướng Dương Văn Minh bị quân CSBV lôi lên đài phát thanh cho đọc lời kêu gọi đầu hàng!Trông vừa hèn, vừa bẩn và nhục quốc thể quá sức!

Nhà báo dự thính chẳng biết họ căn cứ vào đâu để phát ngôn lung tung như thế, nên có cảm giác như đang nghe đám con nít đang chơi trò” cút bắt” đấu khẩu, trong xóm Bàn Cờ. Nếu ai có chút kinh nghiệm sinh hoạt chính trị hậu trường tất nhận ra ngay nhóm ủng hộ Kỳ đã được Trần Văn Lắm kín đáo giật giây. Vì TV Lắm có người con rể là Đặng Đức Khôi, vốn là bạn thân của Ng. Cao Kỳ đã từng ủng hộ Kỳ trong suốt thời gian Kỳ làm chủ tịch UBHPTƯ và Phó Tổng Thống cho Thiệu. Lúc đó tuy ĐĐ Khôi đang ở Mỹ, nhưng nghe đâu nếu TV Lắm vận động thành công thì Khôi sẽ lập tức về ngay để trợ lực cho Kỳ và cho bố vợ. Mặt khác, TV Lắm cũng cố gắng đem vấn đề hiến chế ra để bác bỏ mọi đề nghị đưa DV Minh ra thay TV Hương, và cho rằng nếu TT Hương từ chức thì phải trao quyền lại cho chủ tịch thượng viện.

Đến 8 giờ tối, lưỡng viện quốc hội lại tái nhóm chung trong bầu không khí sôi nổi khác thường. Đa số nêu ý kiến bất tín nhiệm TV Hương, đưa DV Minh lên thay thế. Giải pháp TV Lắm thay TV Hương bị chìm nghỉm trong khung cảnh vô cùng nhốn nháo.

- Ngày 26.4.75, có tin chính thức TT Ng. Bá Cẩn đã lén đem vợ con và thân nhân vọt ra ngoại quốc rồi, cho nên TV Đôn , phó thủ tướng đặc trách liên lạc với quốc hội đã phải thay mặt Ng. Bá Cẩn tường trình trước quốc hội về tình hình chung.Phó thủ tướng đặc trách kinh tế, Ng.V. Hảo tường trình về kinh tế, và cuối cùng đến phiên ĐT Cao Văn Viên trình bày tình hình quân sự. Bản tường trình tổng kết của các nhân vật thẩm quyền ấy đã khiến cho người nghe hình dung ra được thảm trạng cực kỳ đen tối, bi đát đến tuyệt vọng. Không khí chán nản, lo sợ hãi hùng bao trùm toàn thể hội trường, lúc đó chỉ còn lại chừng trên trăm người.

Cuối cùng để cứu vãn tình hình trong cơn cực kỳ nguy cấp, nhóm dân biểu thủ hạ của Dương Văn Minh đã năng nổ hô hào vận động tích cực cho giải pháp đưa DV Minh ra đóng vai trò hòa giải với phe MTDTGPMNVN.Dường như ai cũng đặt hết tin tưởng vào lá bài DV Minh.
Điều này có lẽ đã khiến ông già gân TV Hương bị xúc phạm tự ái, nên đã tuyên bố huỵch toẹt trước quốc dân đồng bào, trên đài truyền hình:” Thằng Minh nó là học trò tôi. Tôi biết nó quá mà…Nó chỉ muốn vẽ bùa mà đeo!”.

Lúc này ô. Minh có vẽ bùa mà đeo hay không cũng đã hết thành vấn đề. Vì đa số dân biểu và nghị sĩ đã quyết tâm chọn DV Minh để thay ông TV Hương rồi. Bởi thế, có tiếng vọng vào dinh Độc Lập cho ông Hương biết, nếu ông còn ương ngạnh không chịu trao quyền cho ông Minh thì lưỡng viện sẽ phải bỏ phiếu ” bất tín nhiệm” ông. Như vậy, ông Hương sẽ bị mất thể diện nặng nề hơn. Vì thế đến tối hôm nay, ông Hương đã phải xuất hiện trên màn ảnh truyền hình tuyên bố trao cho quốc hội toàn quyền chọn tổng thống khác.

– Hôm sau, ngày 27.4.75, lưỡng viện quốc hội lại họp chung lần nữa tại hội trường Diên Hồng từ 18 giờ đến 22 giờ đêm để tiến hành thủ tục bầu ông Minh lên làm tổng thống hầu có thể điều đình với CSBV về việc lập một chánh phủ hòa hợp hòa giải gồm 3 thành phần: Quốc gia, trung lập(còn gọi là ”thành phần thứ ba”), và MTDTGPMNVN. Nhà báo để ý thấy số dân biểu và nghị sĩ hiện diện trong cuộc bỏ phiếu này rất thưa thớt, chẳng khác nào một phiên chợ chiều. Đa số đã bỏ chạy ra bến tàu, hay vô phi trường Tân Sơn Nhứt để tìm đường chạy ra ngoại quốc.

- Ngày 28.4.75, tình hình bên ngoài thành phố đã cực kỳ khẩn trương, quân CSBV đã siết chặt thêm vòng vây. Một số máy bay phản lực ở Biên Hòa đã phải dời về TSN, bộ tư lệnh quân đoàn 3 của tướng Toàn cũng đang gấp rút chuẩn bị dời về Gò Vấp. Đến 10 giờ sáng, ông Hương thông báo cho DV Minh biết tin lễ bàn giao chức vụ tổng thống sẽ diễn ra vào lúc 17 giờ tại dinh Độc Lập. Nhưng đến khoảng 15 giờ 30 một phi đội 5 chiếc oanh tạc cơ A. 37 do Trung úy nằm vùng Ng. Thành Trung hướng dẫn đã cất cánh từ sân bay Thành Sơn ( Phan Rang) vào ném bom xuống phi trường Tân Sơn Nhứt. Hôm nay tướng Cao Văn Viên đã cởi bỏ nhung phục, mặc quần Jean, áo Polo, bám theo máy bay Mỹ vọt qua Thái Lan.

- Đúng lúc lễ bàn giao giữa hai ông Hương và Minh đang diễn ra trong dinh Độc Lập, bỗng trời đất chuyển động ầm ầm, sấm chớp liên hồi và cơn mưa to đầu mùa trút nước xuống như thác đổ. Cảnh tượng này càng làm tăng thêm vẻ hãi hùng bi đát cho lễ bàn giao. Trong dân chúng , nhiều người tin dị đoan cho rằng đó là một điềm gở !

- Ngày 29.4.75, chủ tịch Thượng Viện Trần Văn Lắm, tướng Ng. Cao Kỳ, tướng Trần Văn Đôn vội vàng nhanh chân vọt theo Mỹ ra ngoại quốc. Tướng Đôn lên chuyến trực thăng Mỹ cuối cùng trên sân thượng tòa nhà Alliance Francaise, góc Hai Bà Trưng và Gia Long, cùng một chuyến với BS Trần Kim Tuyến. Cùng thời gian này tướng Toàn tư lệnh QĐ 3 cũng bỏ chạy, nhưng vẫn còn để lại cuộn băng phát thanh kêu gọi quân dân vùng 3 tử thủ đến giọt máu cuối cùng!

Hôm nay ngay sau khi vừa được bàn giao chức vụ tổng thống, việc đầu tiên của DV Minh là di chuyển toàn bộ gia đình vợ con , cháu chắt vào cư ngụ trong dinh Độc Lập. Suốt ngày hôm nay, DV Minh và Ng. Hữu Có chỉ lo giữ liên lạc với TT Trí Quang, để tiến hành việc thành lập một chánh phủ hòa hợp hòa giải dân tộc gồm 2 thành phần (thay vì 3 như lúc đầu). Một bản dự thảo nội các đã được phác họa như sau:
Đồng chủ tịch: Dương Văn Minh, Trần Văn Trà.
Ba phó chủ tịch : Vũ Văn Mẫu, Trịnh Đình Thảo, Cao Văn Bổn.

Tổng trưởng quốc phòng: Phạm Văn Phú,tổng trưởng ngoại giao: Nguyễn Thị Bình, TT Tư pháp: Trương Như Tảng,TT Nội Vụ:Vũ Quốc Thúc, TT kinh tế: Ng. Văn Hảo, TT thương mại: Lê Quang Uyển,TT tài chính: Trần Ngọc Liễng...Nếu bộ nào tổng trưởng là người của Minh thì đổng lý VP là người của MTDTGP.

Ngoài ra còn một Hội Đồng Cố Vấn chánh phủ gồm: Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát,Thích Trí Quang(P hật Giáo), Lương Trọng Tường( Hòa Hảo), Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa( Cao Đài), linh mục Chân Tín (Thiên Chúa Giáo), cựu thủ tướng Trần Văn Hữu v.v…

Cũng trong ngày 29.4.75, từ 8 giờ sáng, dân chúng Sài Gòn càng thêm nhớn nhác, sợ hãi, khi thấy trên trời từng đoàn trực thăng khổng lồ bay rầm rập không ngừng nghỉ, giữa những cụm khói đen ngùn ngụt bốc lên từ phía Nhà Bè. Xen lẫn trong những âm thanh hỗn độn khủng khiếp đó,người ta còn nghe đài phát thanh, cứ cách khoảng 15 phút một lần lại phát đi trên băng tần FM 99,9 mê ga héc, bản tin về nhiệt độ Sài Gòn đã lên đến trên 40 độ centigrade, với một bài hát trật đường rầy và câu nói bâng quơ xem ra hoàn toàn vô nghĩa lý trong hoàn cảnh này:”Tôi đang mơ một ngày lễ Giáng Sinh có tuyết trắng !”.

Hầu hết dân chúng Sài Gòn lúc bấy giờ chẳng ai hiểu gì về câu nói khơi khơi đó, khiến họ càng thêm kinh hãi bàng hoàng. Đó là ám hiệu di tản toàn bộ người Mỹ ra khỏi Sài Gòn đã có ghi trong một quyển sách nhỏ ”tuyệt mật” gọi là” SAFE”( tên tắt của mấy chữ: Standard instructions and Advice to Civilians for normal and Emergency situations), bìavàng, vỏn vẹn chỉ có 15 trang, phổ biến rất giới hạn trong giới người Mỹ ở VN mà thôi.

Chiến xa đầu tiên của quân CSBV vào dinh Độc Lập

- Sáng ngày 30.4.75, ông Vũ Văn Mẫu được tân tổng thống DV Minh chỉ định làm thủ tướng, thay thế Ng. Bá Cẩn. Vì Ng. Bá Cẩn đã vọt mất tiêu từ mấy hôm trước rồi, nên ông Mẫu cứ đến thẳng dinh Thống Nhất , ngồi vào ghế thủ tướng , chỗ mà Ng. Bá Cẩn chỉ nhận để cốt ”vơ vét” chút rác rưởi mà đám tẩu tướng còn để sót lại . Chung quanh ông lúc bấy giờ chẳng có ai, ngoại trừ dân biểu Lý Quí Chung. Do đó ông đã ban hành bằng khẩu lệnh cho Lý Quí Chung chức tổng trưởng thông tin, để tiện việc loan truyền các tin tức cấp thiết. Lập tức Lý Quí Chung lôi ngay Ngô Công Minh, nguyên chủ nhiệm nhật báo Lẽ Sống Mới,( anh của Ngô Công Dư sau năm 75 đã ở Bolsa,HK) vào làm thứ trưởng. Nhưng nội các ”một ngoe”này chỉ tồn tại được không đầy 3 tiếng đồng hồ thì chiến xa của quân CSBV đã tiến vào tiền đình dinh Độc Lập! Màn tuồng cải lương Hoa Kỳ hạ nhanh với tốc độ siêu âm, khiến đồng bào ta chạy trối chết vẫn không kịp!…

ĐẶNG VĂN NHÂM