Wednesday, April 30, 2008
Y Nghia Ngay 30 Thang 4 / Di Tim Thoi Gian Danh Mat
1. On this day, in 1975, North-Vietnamese communists, following the orders of the Soviet Union, took over South Vietnam by force, using weapons and ammunitions made by the Eastern bloc and red China, like the infamous AK-47 rifle, the rocket launcher B-40, T-54 tanks... etc...
2. On that day, in 1975, millions of South-Vietnamese soldiers, civil servants, and citizens lost their lives trying to protect their freedom in a fratricidal, devastating war initiated by quisling Ho chi Minh.
3. On this day, the anti-communist Vietnamese all over the world commemorate their mass exodus. Fleeing the totalitarian regime of Hanoi , the “Boat People” crammed in rickety vessels and risked their lives on boiling seas in their quest for freedom.
4. From this day, in 1975, the Viet Communist Party shackled the entire Vietnamese people in concentration camps, in prisons, in remote jungles dubbed new-economic zones ... etc...
5. From this day, in 1975, the Vietnamese people have lost all the basic human rights. Today, they are still being deprived of these rights.
6. From this day, in 1975, a communist regime has taken place and has plagued Vietnam sinceº¹ Despite its worldwide rejection in the previous century, this surrealist regime has been strictly adhered in Vietnam and has wreaked havoc its society, its culture, its environment ... etc....
7. After 33 years of communist governance, the regime sports Vietnam as a new nation in which:
8. Men are exported for manual labour,
9. Women are auctioned on E-bay or trafficked in international dating services,
10. Children are condemned in sex slavery,
11. Infrastructure is crumbling but 5-star resorts, luxurious hotels, and lavish golf courses abound, a result of blatant collusion between foreign investors and corrupted politburo commissars.
12. 80% of the populace lives below the poverty line. Strikes, mass protests against social injustices become more frequent. The divide between the rich powerful and the poor helpless is unstoppably getting wider.
13. The following question is therefore inevitable: What has the communist regime done for Vietnam since quisling Ho chi Minh imported an estranged dogma and thoroughly applied it first, in the North in 1929 and second, in the South after April 30, 1975?
14. Dear friends, please raise your voice! Ask yourself whether or not Apr 30, 1975 merits to be observed and called our National Day of Sorrow?
And how do you label this VCP regime Feudal ? Colonial ? Or imperialist ?
No, this regime is set up by a red Mafia gang and reigns with a new doctrine that, my friends, you can give it a nomenclature after realizing the meaning of April 30.
30.4.75: Đi tìm thời gian đánh mất
Tác giả: Nguyễn Văn Lục
Danh Mục: • 30 Tháng Tư
30.4.75: Đi tìm thời gian đánh mất
Sàigòn không còn ngày
Buổi tối, tôi leo lên sân thượng. Trời tối đen, có một sư im lặng sâu thẳm. Nhưng trong bóng đêm, tôi đã nghe rõ được tiếng của im lặng. Cái im lặng của cõi đêm, của một trống rỗng, của một hố thẳm, của một mảnh đời đang sống đã khép lại. Chỉ mới hôm qua, những chiếc trực thăng còn lập lòe trên các mái nhà và biệt tăm ngay sau đó vào đêm tối. Rồi chốc lát đã mất hút. Kissinger đã bá cáo với TT Ford là phái bộ quân sự Mỹ đã hoàn thành tốt đẹp việc di tản. Đã có 4500 người Việt Nam, trong đó có 450 người Mỹ đã có may mắn được di tản ra khơi. Còn những người khác? Niềm hy vọng như cạn mòn.
Tướng Kỳ có thể là nguồn hy vọng cuối cùng thì đã dùng trực thăng bay từ Tân Sơn Nhất và đã đáp xuống Hàng không mẫu hạm Midway ở ngoài khơi VN. Bà Kỳ đã được di chuyển dời khỏi VN trước đó mấy ngày.
Trước đó, ngày 28/4/1975, dưới áp lực nặng nề của CS chung quanh Sài gòn, cơ hội đã đến, tờ Điện Tín do nhóm Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức được tái bản mà nội dung là kêu gọi nhân dân nổi dạy làm chủ chính quyền, kêu gọi đầu hàng và làm tan rã hàng ngũ quân đội miền Nam.
Đài phát thanh Sàigòn, trụ sở 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo ông Nguyễn Mạnh Tiến chỉ còn độ 80% nhân viên còn ở lại làm việc. Họ là những Vũ Ánh, Duy Đăng, Trương Vệ Minh, Truơng Văn Bảo và những nhóm nhân viên trẻ chưa chịu bỏ đài như Yến Tuyết, Lê Phú Bổn, Nguyễn Thanh Nghiệm, Nguyễn Vĩnh Lộc, Hoàng Hà vv. Người ta tưởng rằng những nhân viên đài phát thanh chắc phải được di tản vì tính chất công việc dính dáng đến chính trị của họ. Nhưng không, họ còn ngồi ở đấy.
Trong khi đó mấy trăm nhân viên đài VOF (Tiếng nói Tự Do), trụ sở ở số 7 Hồng Thập Tự đã được Mỹ cho di tản ra Phú Quốc từ nhiều ngày trước.
Trong dịp này, tôi gặp một người bạn là thương gia làm ăn với Mỹ, nhà ở góc Bùi Thị Xuân và Phạm Ngũ Lão, anh đang đạp xe đạp. Anh cho biết vợ anh đã dắt theo 4 con trai đi theo một thằng bồ Mỹ.
Anh chẳng còn gì. Mất tất cả.
Tin tức viễn ấn (teletype) dồn dập cho biết 6 sư đoàn CSBV đang thắt chặt bao vây Thủ Đô Sài gòn.
Ngày 30 tháng 4, 1975 Sàigòn tràn ngập chiến xa của quân Bắc Việt. Photo AFP/Getty Images
Khoảng 15 giờ chiều hôm ấy, đám nhân viên đài phát thanh được lệnh đi làm Trực Tiếp Truyền Thanh tại Dinh Độc Lập trên một chiếc xe Van. Xe có trụ ăng ten lắp ráp để để truyền tín hiệu về đài và được phát qua FM (Biến Điện tần số), nơi tiếp nhận là Master Control (Điều hành trung Tâm), ở trụ sở Đài, rồi từ đó lại truyền lên Trung Tâm phát sóng Quán Tre để đưa lên các tần số phát thanh. 16giờ 55, đó là buổi trực tiếp truyền thanh cuối cùng của đài Sàigòn trong buổi lễ trao nhiệm vụ giữa Tổng Thống Trần Văn Hương và Đại tướng Dương Văn Minh. Có mặt trong buổi lễ trao nhiệm hôm đó còn có khá đông các nhân vật chính trị như: Trung Tướng Đổng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng bộ TTM, trung tướng Trần Văn Minh, tư lệnh không quân. Các gương mặt chính trị quen thuộc như NS Nguyễn Văn Huyền, Trần Văn Lắm, Vũ Văn Mẫu, Tôn Thất Đính.. Cựu chủ tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Lương, các dân biểu Nhan Minh Trang, Khiếu Thiện Kế, Nguyễn Tuấn Anh, Hô Ngọc Nhuận.
Tiếp đến còn ba Phó Thủ tướng là Nguyễn Văn Hảo, Trần Văn Đôn, Dương Kích Nhưỡng. Các Quốc Vụ Khanh Nguyễn Xuân Phong, Lê Trọng Quát, Phạm Thái, Nguyễn Văn Ái, Tôn Thất Niệm, Nay Luet và LM Cao Văn Luận.
Dù vội vã cách mấy, người của ông Mẫu, có thể là ông Lý Quý Chung hay Đại Tá Đẩu cũng đủ thì giờ thay thế huy hiệu Tổng Thống của ông Thiệu với cờ bay rồng lượn ra huy hiệu Hoa Mai Năm cánh.. Ông Minh vốn là người mê phong lan. Huy hiệu hoa mai là phải rồi. Hoa mai ấy chỉ nở được đúng 48 giờ.
Tổng Thống VNCH Dương văn Minh những ngày cuối chế độ. AFP/Getty Images
Ngày 29 tháng Tư, thủ tướng Vũ Văn Mẫu lên tiếng trên đài phát thanh yêu cầu DAO, tức bộ phận Tùy Viên quân lực Hoa Kỳ phải dời khỏi VN..Đến ngày 30 tháng tư, lúc 10 giờ sáng TT Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh bị tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho về vườn từ 1974, đột ngột xuất hiện. Nay mới biết ông ta được Trung Ương Cục miền Nam móc nối, với bí số của R, nay là phụ tá Tổng Tham Mưu Trưởng. Ông đọc nhật lệnh ngưng bắn, yêu cầu quân đội tuân lệnh Tổng Thống Dương Văn Minh.
Cứ như thế này thì ông Dương Văn Minh đã được khuyến cáo của đại diện MTGPMN là phải để chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh làm phụ tá TTM trưởng chăng? Có sự sắp xếp trước như thế chăng?
Sau cuộc tập kích vào sân bay Tân Sơn Nhứt vào lúc buổi chiều của sĩ quan không quân Nguyễn Thành Trung, Tướng Minh tưởng lầm là do tướng Kỳ làm đảo chánh, ông vội ra lệnh cho Thiếu Tá Hoa Hải Đường, tùy viên của ông, cùng với Hồ Ngọc Nhuận chuẩn bị để “có thể phải chiếm đài phát thanh”. Nhưng sự thể đã không xảy ra như vậy. Cũng chiều ngày 28/4, họa sĩ Ớt, cán bộ chỉ Huy điệp vụ cách mạng nhờ Hồ Ngọc Nhuận nhắn với tướng Dương Văn Minh rằng, theo lời yêu cầu của cách mạng, ông Minh nên giao chính quyền lại cho cách mạng. Hồ Ngọc Nhuận quên chưa kịp thông báo đến ông Minh thì hai ngày sau, Sàigòn thất thủ.
Phần tướng Dương Văn Minh đóng đúng vai trò trung gian chuyển giao quyền hành mà công việc chỉ là để ký giấy tờ đầu hàng. Đó cũng là điều mà đại sứ Martin đã cảnh cáo tướng Kỳ: Bất cứ điều gì xảy ra chống lại vai trò của tướng Minh trong lúc này đều bi Washington và Hà nội không chấp nhận.
Rõ ràng là có sự sắp xếp giữa hai bên.
Ngay tại dinh Tổng Thống, suốt cả ngày, ông Minh nóng nảy bồn chồn, đi đi lại lại trong phòng chở đợi tin tức của hai phái đoàn đã được phái vào Tân Sơn Nhất. Một đoàn do Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Văn Diệp, Tô Văn Cang và nguyễn Văn Hạnh. Một đoàn khác do LM Chân Tín và các ông Trần Ngọc Liễng, Châu Tâm Luân. Vẫn chưa có tin tức gì, chưa biết họ sống chết ra sao. Nhiều người thân cận ông Minh khuyên ông đầu hàng. Nhưng với bản tính do dự. Ông đã không làm như thế vì nghĩ rằng đồng bào ông sẽ khinh ông, nếu ông đưa ra một quyết định tương tự. Và cái quyết định duy nhất của ông Minh là không quyết định gì cả sau khi gửi người vào Tân Sơn Nhất.
Cách đó 48 ki lô mét về phía Nam, tướng Văn Tiến Dũng chuẩn bị tấn công.
Trùm mật vụ Polgar lúc trưa ngày 30 tháng tư đang lênh đênh trên tàu USS Denver được tin trên đài BBC là quân đội Việt Minh đã vào Sàigòn, ông làu bàu: Để mặc cho lịch sử sang trang”
Một triệu, một trăm mười ngàn (1.110.000) binh sĩ VNCH đâu rồi? Và 50 binh sĩ Hoa Kỳ còn sót lại? Mà Neil Sheenan trong Innocence perdu đã từng nói: “Cette guerre que nous n’aurons jamais gagné’’ (Trận chiến mà chúng ta đã chưa hề bao giờ thắng). Mà nay chúng ta chuẩn bị một cuộc hành trình qua sa mạc (une traversée du désert) với khô héo cạn kiệt hy vọng, một hành trình gian khổ với đầy bất trắc đe dọa, hiểm nguy.
Trưa 30-04-1975, ngồi một mình thấy tương lai vô định. Lòng buồn vô tả. Nước mắt tuôn trào không ngăn được. Bụng tự nhiên nhói lên từng lời. Vui chưa thấy, lo thì như ứa tràn. Chẳng hiểu chính quyền mới đối xử ra sao ? Đó cũng là mối lo của tất cả mọi nguời. Chiến tranh đã chấm dứt. Đáng nhẽ phải vui mà hóa buồn.
Hết rồi cảnh chạy đôn chạy đáo tìm đường thoát thân. Có sự im lặng nặng nề như một con vật chờ chết trong nỗi tuyệt vọng. Ván bài chơi đã xong. Ngoài đường, 8 chiến xa T-54 đã vào thành phố trên đại lộ Thống Nhất. Nhiều nhà đóng cửa rồi từ trong nhà ngó ra xem động tĩnh. Chỉ có một thiểu số người dám ra đường đứng thản nhiên nhìn đoàn xe cộ đi qua. Bộ đội tỏ ra ngơ ngác và kỷ luật. Họ dơ tay vẫy chào ngượng ngập.
Mãi vào lúc 16 chiều ngày 30-4-1975, ba vị thuyết khách của ông Dương Văn Minh, thuộc thành phần thứ ba là luật sư Trần Ngọc Liễng, giáo sư Châu Tâm Luân và Linh Mục Chân Tín mới từ trại David Tân Sơn Nhứt ra về. Các ông là những người được tướng DVM cử làm đại diện vào trại David chiều ngày 29-4-1975 để thuyết phục những người của Mặt trận với lời yêu cầu họ đừng đánh phá Sài gòn. Các tướng Nguyễn Anh Tuấn và Đại tá Võ Đông Giang đã hứa chỉ pháo chút ít để làm áp lực với tướng DVM mà thôi. Quân Bắc Việt đã tiến quân vào TSN nên các ông bị kẹt lại cho đến chiều 30 tháng tư mới ra về được.
Trước đó, lúc 17 giờ ngày 29 tháng tư, 1975, khi được báo tin ba người của tướng Minh là Trần Ngọc Liễng, Châu Tâm Luân và lm Chân Tín được cử đi gặp đại diện chính phủ cách mạng đề nghị ngưng bắn, Tướng Timmes tỏ ra thất vọng và ngao ngán: ba người này đều là những người chống lại chính sách của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Thật mỉa mai, số phận những người Mỹ cuối cùng ở Sài gòn lại nằm trong tay họ.
Timmes trước khi tạm biệt ông Minh đã hỏi Đại Tướng Minh là Cộng Sản có đánh đến cùng bằng pháo binh không? Ông Minh vẫn như trước, chẳng biết gì cả, lơ mơ hết chỗ nói. Và đó cũng là cuộc nói chuyện cuối cùng giữa hai người.
Về phía tướng Văn Tiến Dũng thì viết về việc này như sau: “Vào lúc 2 giờ sáng, phái đoàn quân sự của ta ở trại David trong Tân Sơn Nhất điện về bộ chỉ huy chiến dịch báo cáo: Có ba người do chính quyền Sàigòn cử đến gặp chúng tôi để thăm dò việc ngưng bắn. Đồng chí Võ Đông Giang tiếp họ và nói rõ lập trường, quan điểm của ta trong tuyên bố của chính phủ Cách mạng lâm thời ngày 26 tháng tư. Sau đó họ xin ra về. Tôi nói pháo của quân ta đang bắn mạnh vào sân bay, rất nguy hiểm, không nên về. Cuối cùng cả ba người đồng ý ở lại. Hiện giờ, họ đang ở trong hầm với chúng tôi…’’
Có thêm Lê Đức Thọ và Phạm Hùng đã đến sở chỉ huy tiền phương của tướng Dũng để cho tướng Dũng biết tình hình chính trị ra sao? Trong hồi ký của tướng Dũng viết: “Lúc 15 giờ 40 phút, một biên đội năm chiếc A-37 các đồng chí ta lái do Nguyễn Thành Trung dẫn đường, đã cất cánh từ sân banh Thanh Sơn đi đánh Tân Sơn Nhất. Một trận phối hợp tuyệt đẹp…”
21 năm sau, vào ngày 28-1-1996, Chân Tín trả lời phỏng vấn đài VNCR đã nói khác: “Chúng tôi ngồi yên nhìn cái ngu dốt và cái sa lầy của một chế độ đang trên đà tan rã.’’ Nay, mới đây nghe tin ông ra tờ báo chui. 82 tuổi đầu tưởng đã tự cho phép mình hưu tranh đấu. Ông vẫn chưa ngưng nghỉ. Điều gì khiến một nguời đã tạm quay mặt với Chúa để theo Cách mạng, nay trở thành kẻ đối đầu với chính những điều xác tín của mình?
Ngoài phố, chỉ còn nghe tiếng xích sắt khô khan của bánh xe nghiến trên mặt đường nhựa. Mặt đất như rung lên bần bật. Sàigòn như oặn mình dưới làn xích sắt đi qua. Tiếng xích sắt như nhắc nhở gợi về tiếng xích sắt của mùa xuân Praha năm nào. Cái mùa xuân nát úa. Cái mùa xuân hy vọng của tuổi trẻ Prague chưa kịp nhú lên thì đã bị xích sắt xe tăng của Hồng quân Liên Xô đè dập nát khi tiến vào Prague, trên những dường phố lát đá gồ ghề, thẫm màu đen thuở nào. Praha, Sài gòn, ngạo nghễ và tủi nhục.
Những chiến xa trên có cắm cờ của mặt trận Giải Phóng miền Nam như niềm hy vọng nhỏ nhoi của người Sài gòn. Niềm hy vọng mong manh mà đằng kia là cuối đuờng.
Những chiếc chiến xa đang chạy trên đường Tự Do, Catinat cho nguời ta có cảm tưởng đường Tự Do của miền Nam là đại lộ Champs-Élysées của Paris hồi nào… Nhưng Champs-Élysées của Paris vào tháng 8-1944 là cả một biển người đón tiếp De Gaulle. Biển người đó là nỗi vui mừng giải thoát, chỉ có tiếng cười và nước mắt hoan lạc.
Nhưng Champs Élysées thì không phải đưởng Tự Do ở Sài gòn. Đường Tự Do không có nỗi vui hoan lạc mà chỉ có những ánh mắt lo âu và sợ sệt. Ở một góc phố cạnh hotel Majestic, người ta thấy một nhóm nhỏ người đứng nhìn chiến xa đi qua. Bên kia đường, có một thanh niên mặc quần tây áo trắng bỏ ngoài quần, chắp tay đứng nhìn. Không có biển ngưòi mà cũng không có tiếng vỗ tay reo hò. Và 125 nhà báo ngoại quốc đứng ở đâu đó.
Một cảnh chen nhau chạy loạn vào những ngày cuối tháng tư, 1975 tại Miền Nam Việt Nam. Photo AFP/Getty Images
Họ còn ở lại để chứng kiến cảnh tháo chạy, cái cảnh mà Bảo Ninh đã mô tả trong truyện ngắn Ba lẻ một: chen chúc, xô lấn, giày đạp, chà xéo, đánh nhau, giết nhau, cưỡng hiếp và cướp bóc và cảnh tiến tới ồ ạt của những T54 và K63, như một cơn lốc bẳng thép xé mặt lộ lướt tới với thần tốc kinh hồn, là phẳng mọi chướng ngại trên đường, nhắm hướng Nam truy kích…
Vào ngày 30 tháng tư, đài phát thanh Sàigòn mở đầu bằng tiếng hát Trịnh Công Sơn. Tiếng hát một thời. Tiếng hát của một đời ngưòi.
Anh cất tiếng hát không phải khúc ca da vàng, nhưng lạc lõng với bài: Nối Vòng tay lớn bên cạnh đám bạn bè anh, trong đó có Nguyễn Hữu Thái, một SV tranh đấu. Nguyễn Hữu Thái rất hãnh diện về điều này cũng như về bức hình đứng cạnh tướng Minh trong việc ký kết đầu hàng. Phải chăng, đó là vốn liếng dâng cách mạng của anh. Sau này tìm đường ra hải ngoại, sống được mấy năm và thấy lạc lõng, anh chị đã quyết định về hẳn VN sinh sống.
Dân Sàigòn đã đón tiếp quân Giải Phóng như thế. Một nhúm người người dân ngơ ngác, 125 nhà báo và TCS với Nối Vòng Tay Lớn. 8 chiến xa có trang bị kính nhắm hồng ngoại tuyến dùng cho những cuộc đánh nhau ban đêm? Chả còn gì để dấu diếm nữa. Những chiến xa Liên Xô từ ngoài Bắc chạy thẳng vào chứ đâu phải của mặt trận giải phóng miền Nam? Trên chiến xa có cắm cờ MTGPMN. Nhưng cắm một lá cờ thì không lẽ đủ để thay đổi nguồn gốc một lịch sử.
Trong khi đó, ông Minh và toàn bộ chính phủ ông đã chờ sẵn tại dinh độc lập để trao quyền hành lại cho những người chủ mới. Người ta không thấy có một đại diện nào của MTGPMN. Nhiều người chê trách ông Minh hèn “bán đứng miền Nam”. Nếu ông Minh hèn thì những kẻ chạy vắt giò lên cổ từ những ngày cuối tháng tư phải gọi bằng tên gì ? Kẻ trốn chạy và kẻ ở lại lãnh thẹo, ai hèn hơn ai? Sài gòn lúc đó như một bãi rác với đủ thứ rác: rác Mỹ, rác quân đội với súng ống, quân trang, quân dụng vứt bừa bãi, rác chính quyền tham nhũng. Cùng lắm, ông Minh chỉ là người không thức thời cúi mình xuống nhặt cái danh chính quyền bị người ta vứt lại từ đống rác đó.
Có vấn đề là trao quyền hay đầu hàng. Xin dẫn chứng một tài liệu cho thấy rõ bản viết tay của tướng Minh là đầu hàng. Cũng theo ông Vũ Ánh, một cấp chỉ huy đài phát thanh Sài gòn lúc bấy giờ thì có hai bản hiệu triệu của tướng Minh. Bản hiệu triệu đầu tiên vào lúc 10 giờ sáng 30/4 của tướng Minh kêu gọi quân đội, cảnh sát “giữ vị trí buông súng để bàn giao chính quyền trong vòng trật tự”. Bản hiệu triệu từ lúc 11 giờ trở đi chỉ khác cuốn băng đầu tiên ở điểm “đầu hàng vô điều kiện” thay vì “bàn giao chính quyền trong vòng trật tự”.
Cũng trong dịp này, ông Bùi Tín xác nhận với đài RFA rằng, hôm 30 tháng tư, 1975.. Phó Thủ Tướng Nguyễn Văn Hảo yêu cầu được bàn giao cho chính quyền 16 tấn vàng trữ kim của VNCH. Tin này chấm dứt những tin đồn là ông Thiệu đã mang những tấn vàng đó sang Đài Loan. Lại còn vấn đề trao cái chính quyền đó vào tay ai? Sau này, người nói ông Bùi Tín, người nói Chính ủy Tùng. Nhưng ở đây, một lần nữa cho thấy chính quyền CS đã cố tình hất cái vai trò của ông Bùi Tín ra khỏi cái trách nhiệm lịch sử là nhận bàn giao đầu hàng của ông Dương Văn Minh.
Vì theo Stanley Karnov, trong Viet Nam viết: “Ngồi trên một chiến xa vào dinh độc lập, Ông Bùi Tin chuẩn bị đóng hai vai trò một lúc: Là nhà báo, ông muốn là nhân chứng cho cuộc đầu hàng. Nhưng là sĩ quan cao cấp trong đơn vị của ông, ông muốn chính ông tiếp nhận sự đầu hàng này. Tôi chờ các ông từ sáng nay để trao quyền hành lại cho các ông, đại tướng Minh đã nói như thế khi ông Bùi Tín vào đến đại sảnh. Bùi Tín đáp lại, không có vấn đề trao quyền hành. Quyền hành của các ông còn đâu để mà giao. Ông không thể giao một cái mà ông không có.” (Pénétrant à bord d’un char dans la cour du Palais, il se préparait à jouer un double rôle: journaliste, il désirait être témoin de la capitulation, officier le plus élevé en grade de son unité, il avait pour devoir de la recevoir. J’attends depuis ce matin pour vous remettre le pouvoir, annonca le général Minh, quand Bui Tin entre dans le salon. Il n’en est pas question, répliqua le colonel. Votre pouvoir s’est écroulé. Vous ne pouvez donner ce que vous n’avez pas.)
Nhưng có lẽ câu nói quan trọng nhất của Bùi Tín vẫn là câu sau đây: “Cùng là người Việt Nam cả, sẽ không có kẻ thắng người bại. Chỉ có người Mỹ là kẻ bại trận. Nếu ông là người yêu nước, đây là lúc để vui mừng, vì chiến tranh đã không còn nữa trên quê hương của chúng ta.” (Entre Vietnamiens, il n’y a ni vainqeur, ni vaincus. Seul les Américains ont été battus. Si vous êtes patriotes, c’est le moment de vous réjouir. La guerre pour notre pays est terminée”
Từ đó đến nay, đã hơn 30 năm, người ta vẫn chờ đợi câu nói của Bùi Tín được thực hiện. Cũng trong tháng 9 năm 1975, các ông Lê Đức Thọ và Xuân Thủy còn nhắc nhở mọi người rằng: Ai còn nói ngụy là nguy…
Hồi mất Điện Biên Phủ, cuộc chiến giữa Pháp và Việt Minh phải mất 56 ngày đêm. Mất Sàigòn nhanh hơn, chỉ có 55 ngày. Ít hơn một ngày. Hồi ĐBP, chỉ mất một nữa. Lần này mất tất cả.
Phía những người thua trận
Không kể những người đã tháo chạy, không kể những người còn kẹt lại trong gọng kìm lịch sử oan nghiệt. Còn có những người cất lên tiếng nói cuối cùng.
Thiếu Tá Long, Cảnh sát Quốc Gia đã đến đứng trước tượng TQLC trước tòa nhà Quốc Hội ở Sàigòn rồi rút súng tự sát. Ông đã nằm chết ngay dưới chân pho tượng.
Trung sĩ Quân Cảnh Trần Minh, thuộc đại đội một quân cảnh phụ trách an ninh khu vực Bộ Tổng Tham Mưu. Lúc 10giờ 30, sau khi nghe tin đầu hàng, trung sĩ Trần Minh đã dùng súng lục tự tử dưới chân cột cờ Bộ TTM.
Thêm vào đó là những cái chết của Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh. Chuẩn tướng Trần văn Hai, sư đoàn 7 bộ binh. Thiếu Tướng Phạm văn Phú, tư lệnh quân khu 2. Thiếu tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó quân đoàn 4. Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh quân đoàn 4. Những cái chết anh dũng. Nhưng đã thay đổi được gì và có thể đại diện cho những vị khác đã bỏ chạy không ? Đó là những cái chết bằng ngàn lời ca, bằng vạn tiếng nói.
Và kẻ chết cuối cùng vẫn là kẻ có lý.
Và tự sát bao giờ cũng cần được hiểu là một sự hy sinh cuối cùng (Ultimate sacrifice) đáng được trân trọng.
Không có cái chết vô ích mà chỉ có những cái sống vô ích.
Đó là số phận những người đã tự chọn cái chết. Những cái chết đó giá trị bằng ngàn lời ca, bằng vạn tiếng nói.
Còn số phận những người còn lại?
Tôi ghi lại đây hình ảnh một anh lính VNCH, đi chân đất, hai tay áo rách, đầu gối rách, chắp tay. Đằng sau anh là một bộ dội mặc đồ đen, cầm súng lăm lăm và sau chót là đám đông dân làng, khoảng 6, 7 chục người khoanh tay bất lực với lời ghi chú của nhiếp ảnh viên: *Un avenir qui ne s’annonce pas vraiment radieux pour ce soldat de Thiệu: pendant combien d’années sera-t-il rééduqué...
Một tương lai không mấy sáng sủa cho người lính này của Thiệu: Người lính này sẽ bị đưa đi học tập cải tạo trong bao lâu?
Thật ra người lính lúc đó chỉ có 3 chọn lựa: di tản ra nước ngoài, nhẫn nhục để đi học tập cải tạo hoặc tìm đến cái chết. Cạnh đó là bức hình của kẻ chiến thắng. Hình một anh bộ đội chống nạng, cụt hẳn một giò đến háng, đi bên cạnh một xe tăng đã bốc cháy với lời ghi:* Après les vingt- cinq années de guerre, une photo qui résume tout (ảnh của Leroy-Gamma). Sau 25 năm cuộc chiến, một bức hình nói lên tất cả..
Cũng khoảng 2 giờ rưỡi trưa hôm ấy, những chiến xa đã từ trong dinh Độc Lập chạy dọc theo đại lộ Catinat-Tự Do, từ nhà thờ Đức Bà ra hướng bờ sông.. Có tới mười người rụt rè dơ cánh tay vẫy chào. Nhiệm vụ của người chiến thắng không phải là dễ. Chiếm được Sài gòn rồi, nhưng làm sao thay vì chỉ có 10 cánh tay dụt dè dơ lên, phải nhân lên bao nhiêu triệu lần? Phải chờ xem vậy thôi.
Vào cái giờ này của ngày chiến thắng. Toàn bộ báo chí đã ngưng xuất bản. Gần 50 chục báo hằng ngày của Sàigòn sáng nay vắng mặt. Họ đâu cả rồi? Tất cả liên lạc viễn thông với thế giới bên ngoài cũng bị cắt. Họa chăng còn lại đại diện của các tòa đại sứ sau đây: Pháp, Bỉ, Nhật, Khâm sứ tòa thánh, Thụy Sĩ và lãnh sự Ấn độ. Chế độ mới hầu như tạm thời cắt đứt với thế giới bên ngoài. Cho mãi đến ngày 23 tháng năm, liên lạc với thế giới bên ngoài mới được nối lại và chuyến bay đầu tiên ra nước ngoài vào ngày 24 tháng năm. Chuyến bay này chở một số người ngoại quốc còn kẹt lại trong thành phố mà phần lớn là người Pháp.
Theo Ngũ Giác Đài, có khoảng 50 ngưởi Mỹ bị kẹt lại VN sau ngày 30 tháng tư, cộng thêm 26 người VN là vợ con của những người Mỹ này. Sát cạnh nhà tôi, có hai vợ chồng người Việt cũng ra đi theo diện quốc tịch Pháp. Trong tình huống này mới thấy người Pháp là những người tử tế. Chị họ con ông bác tên Diệp, làm y tá nhà thương Grall cũng được đi và sang Pháp cũng làm y tá lại, lương bổng ngạch trật như cũ.
Chẳng bao lâu sau, có vợ chồng một đại tá, đã đến cư ngụ ờ căn nhà đó. Sau này, suốt vài năm ở cạnh nhà như hàng xóm, ra vào đụng mặt nhau, ông bà chưa bao giờ nói chuyện, hoặc chào hỏi chúng tôi lấy một lần. Điều này phải được hiểu là thế nào? Không dễ dàng gì để những người dại diện đó được nhìn nhận. Họ không có trong mắt của người Sàigòn.
Chiến thắng thì đã xong, nhưng chinh phục thì chưa tới. (NVL)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment